Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Thứ năm, 28/01/2021 3 biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm như thế nào? Thứ năm, 28/01/2021 3 biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm như thế nào? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Dân trí

 Ít nhất 3 biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil đang gây lo ngại đặc biệt khi chúng dễ lây lan, gây chết chóc hơn và thậm chí có nguy cơ kháng vắc xin.

3 biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm như thế nào? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các biến chủng lần đầu xuất hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil gây ra lo ngại vì chúng có nhiều đặc tính nguy hiểm (Ảnh: Getty)

Hồi giữa tháng 1, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO phát đi cảnh báo rằng trong năm thứ 2 của Covid-19, đại dịch này có thể trở nên tồi tệ hơn nữa. Một trong những yếu tố có thể dẫn tới viễn cảnh này là sự xuất hiện của các biến thể mới của SARS-CoV-2 với những đặc tính nguy hiểm.

Việc các chủng vi rút liên tục biến đổi gen không phải là chuyện lạ nhưng trong một số trường hợp chúng biến thành những chủng có nguy cơ cao và gây ra mối đe dọa lớn đến nỗ lực chống dịch.

Ba chủng nổi bật nhất đang được các nhà khoa học nhắc tới là các chủng lần đầu được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil. Chúng đã xuất hiện lần lượt ở 70, 31 và 8 nước tính tới ngày 26/1.

Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các chủng này sẽ khiến người mắc có triệu chứng nặng hơn, tuy nhiên những nghiên cứu giai đoạn đầu đã chỉ ra nghi vấn rằng chủng lần đầu phát hiện ở Anh (VOC 202012/01) có thể gây chết chóc nhiều hơn 30-40%. Tuy nhiên, theo BBC, các bằng chứng cho nghi vấn này chưa thực sự mạnh và dữ liệu vẫn chưa có đủ kết luận điều này.

Biến chủng dễ lây lan

Mặc dù vậy, giới khoa học đã chứng minh được 3 chủng mới này dễ lây lan hơn những chủng cũ. Cả 3 chủng đều có sự biến đổi về phần gai protein - phần giúp cho vi rút xâm nhập vào tế bào người. Sự thay đổi này khiến cho các chủng dễ bám vào tế bào và nhân rộng nhanh hơn.

Tại Anh, các nghiên cứu ban đầu cho thấy chủng VOC 202012/01 xuất hiện từ tháng 9/2020 có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% chủng cũ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của cơ quan y tế công cộng Anh cho thấy chỉ số này vào khoảng 30-50%. Chính chủng vi rút này đã buộc Anh phải thực hiện lệnh phong tỏa gần đây nhất.

Trong khi đó, giới khoa học cho biết chủng SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Nam Phi từ tháng 10 (501Y.V2), có nhiều biến đổi quan trọng ở phần gai protein hơn chủng của Anh.  

Giới chuyên gia lo ngại rằng chủng Nam Phi có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin hiện có mặt trên thị trường vì chúng có thể "lách" qua hệ thống kháng thể, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Trong khi đó, chủng lần đầu xuất hiện ở Brazil tháng 7 (P1) sở hữu 3 đột biến ở phần gai protein và nó có đặc tính tương tự như chủng ở Nam Phi.

Hiệu quả của vắc xin với chủng mới

Hiện những câu hỏi về việc các chủng này có kháng vắc xin Covid-19 hay không vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra vắc xin do Pfizer (Mỹ - Đức) sản xuất hiệu quả với chủng từ Anh.

Các vắc xin đang dùng cho tiêm chủng hiện tại được phát triển dựa trên các chủng vi rút cũ nhưng các khoa học tin rằng nó vẫn chống được chủng mới, dù tới nay vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn cho nhận định này.

Nghiên cứu trên vắc xin Moderna (Mỹ) ở giai đoạn đầu cho thấy nó vẫn có khả năng chống lại biến chủng Nam Phi.

Các nhà khoa học giải thích rằng các vắc xin hiện giờ được phát triển theo nguyên tắc "huấn luyện" cơ thể người được tiêm sinh ra kháng thể tấn công vào nhiều phần của vi rút, không chỉ là phần gai protein.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng vi rút SARS-CoV-2 tiếp tục thay đổi trong tương lai. Mặc dù vậy, trong kịch bản tệ nhất, các nhà sản xuất vẫn có thể điều chỉnh vắc xin để cải tiến hiệu quả với chủng mới.

Theo BBCCovid-19 có thể giống cúm mùa ở chỗ vắc xin cúm mùa sẽ được điều chỉnh để thích ứng với sự biến đổi của mầm bệnh.

Với sự lây lan nhanh chóng của chủng mới, các nhà khoa học khuyến cáo biện pháp phòng bệnh tốt nhất mà người dân có thể tự thực hiện là duy trì giãn cách an toàn, mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh nhằm nâng cao cảnh giác trước mối đe dọa của dịch bệnh.

Đức Hoàng

Theo BBC, AFP

https://dantri.com.vn/the-gioi/3-bien-chung-sars-co-v-2-moi-nguy-hiem-nhu-the-nao-20210128125947895.htm

 


  Các Tin khác
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
  + Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có phải rau nhiễm chì không? (23/03/2024)
  + Hoa chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mà cả nam nữ đều cần nhưng nhiều người chưa biết dùng (23/03/2024)
  + Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính (23/03/2024)
  + Rã đông thịt đừng ngâm nước: Đầu bếp khách sạn mách mẹo nhỏ rã đông sau 5 phút và trông như thịt mới mua (23/03/2024)
  + 4 loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe nên hạn chế (12/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 16
Total: 60357602

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July