Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 17/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Chuyện về “Hai ông Hổ bạch và Hổ mun tranh hùng” Chuyện về “Hai ông Hổ bạch và Hổ mun tranh hùng” , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân Việt - Chuyện kể không thể không gây thắc mắc người nghe. Nhưng người ta bảo nhau, nếu không tin và muốn biết rõ thêm, xin cứ hỏi cụ Phan Văn Hượt, bởi cụ, với tư cách của một “già làng” và một người đạo cao đức cả.

Theo các miêu duệ của nhân vật lịch sử “Tổng trấn”, Huỳnh Công Trí là Hai Kiết và Chín Săn, sở dĩ “Lăng Tổng trấn” (ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang) có thờ Sơn quân là vì ngày trước, khi đất đai đã được khai khẩn nhưng chưa hoàn toàn khoáng đãng, góc này bãi kia vẫn còn nhiều lùm bụi rậm rạp, thú dữ nhất là cọp, thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện.


Đáng kể nhất là hai “ông” Hổ Bạch và Hổ Mun. Hai “ông” nhất định không nhường nhau nửa bước, thường giao chiến gầm rú vang động cả một góc trời! Có lần hai “ông” quần thảo nhau ngay trên một miếng đất trống rộng khoảng một công tầm cắt, làm bầm dập nát hết cỏ cây trên bãi chiến trường, be bét máu, vung vãi nhiều chùm lông trắng lẫn đen.


Trận ác chiến một mất một còn hôm ấy đã ngã ngũ. Ông Bạch thắng, nghiễm nhiên trở thành chúa sơn lâm trong vùng. Thừa cơ hội ấy, ông Tiền hiền ở địa phương đứng ra kêu gọi dân làng xúm nhau đuổi hổ. Tiếng người la ó hòa lẫn tiếng trống, tiếng mõ, tiếng chiêng làm náo động cả một góc trời.

Ông Hạm (dân làng gọi hổ Mun – đang ê ẩm vì thương tích, lúc nào cũng uể oải) sợ quá bỏ chạy qua cù lao Mỹ Hòa Hưng (nên sau gọi Cù lao Ông Hổ), biệt dạng.

Theo lời kể của ông Mười (đã qua đời) thân phụ ông Lâm Văn Trung thì, tuy đã “bỏ xứ” nhưng thỉnh thoảng dân làng vẫn thấy ông Hạm lén về thăm quê cũ với dáng vẻ rất buồn bã. Mỗi lần như vậy dân làng thương xót, làm ngay một con heo sống, gọi là “cúng Ông”. Tất nhiên ông Hạm không phụ lòng tốt ấy. Xơi xong rồi đi, tuyệt nhiên không hề có một hành động quấy phá, nhiễu hại nào.


Trong khi đó, cứ mỗi lần đáo lệ tưởng niệm Huỳnh Công, dân làng cũng tự động “kiếng” cho “ông Bạch” một con heo, đem để ở giồng Xoài Một (nay đã bị lở sụp, không còn). Nội dung việc làm này, theo các cụ, không phải để “lo lót” chúa sơn lâm, mà là một hình thức “thân mật” (trong tâm tưởng dù sao họ vẫn rất sợ oai hùm) như một niềm tin tự tạo đượm đầy tính ma thuật, dưới hình thức mặc nhiên công cử “ông Bạch” là Sơn quân.

Lệ hàng năm, kiếng một con heo sống như vậy được xem như “đổi tờ cử”, mang ý nghĩa xác nhận rằng, Sơn quân vẫn được dân làng tôn trọng, hãy hộ độ dân làng, đừng gây hại!


Theo cụ ông Phạm Văn Hượt, điều rất đặc biệt và khá lạ là mỗi lần “kiếng” đều không thấy có dấu vết ông Bạch (cũng như của bất kỳ con vật nào, kể cả con người) nhưng thịt heo thì không còn! Dân làng và Ban Quý tế tổ chức rình xem cũng không ghi nhận được gì cụ thể.

Chuyện kể không thể không gây thắc mắc người nghe, nhưng người ta bảo nhau, nếu không tin và muốn biết rõ thêm, xin cứ hỏi cụ Phan Văn Hượt, bởi cụ, với tư cách của một “già làng” và với tư cách của một người đạo cao đức cả, cụ sẽ kể cho nghe (tuy nhiên ta vẫn biết cụ cũng chỉ là người được nghe các ông già bà cả lớp trước kể lại mà thôi).

Từ ngày giồng Xoài Một bị lở sụp, dân làng cũng bỏ lệ kiếng heo cho ông Bạch, nhưng miếu Sơn quân thì vẫn được duy trì như một hình thức ghi lại dấu ấn gợi nhớ cảnh quan ngay từ thời mới khai phá.

Miếu Sơn quân như mọi người đều đã biết, đó là một mô thức nhất định trong cơ cấu kiến trúc cổ, được dựng lập ngay trong khuôn viên các ngôi đền, đình, miếu, mộ...


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 70208178

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July