Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 16/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Dòng họ có 21 thế hệ giữ nghề tranh Đông Hồ Dòng họ có 21 thế hệ giữ nghề tranh Đông Hồ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Mỗi thế hệ người Việt không còn lạ lẫm gì với tranh Đông Hồ. Ngay từ thuở bé, trong nhiều gia đình Việt đã có treo bức tranh như đám cưới chuột, cá chép, gà trống… ở nơi trang trọng.

Về với làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) – ngôi làng sản sinh ra nghề tranh Đông Hồ nhưng dường như đã khuất bóng những bức tranh cổ. Cả làng hiện giờ chỉ còn 2 gia đình theo nghiệp làm tranh.

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - người đã dày công giữ hồn cho tranh Đông Hồ. Bước vào trong ngôi nhà nhỏ tràn ngập tranh Đông Hồ, ông Chế cùng con cháu đang làm những công đoạn cuối cùng để hoàn thành những bức tranh Đông Hồ.
Công đoạn cất nét tranh Đông Hồ.
Công đoạn cất nét tranh Đông Hồ.
“Gia đình tôi có 21 thế hệ nối tiếp nhau theo nghiệp làm tranh Đông Hồ. Theo những biến cố của thời gian, có những lúc tưởng rằng nghề làm tranh đã mất hẳn. Nhưng nặng lòng với truyền thống, đại gia đình tôi cùng nhau quy tụ để khôi phục lại nghề xưa”, ông Chế chia sẻ.

Người con trai út của ông Chế là Nguyễn Đăng Tâm là người theo nghề sớm nhất trong gia đình. Học xong cấp 3, anh không tiếp tục học lên mà ở lại quê hương cùng gia đình phục hồi nghề truyền thống. 

Nghề làm tranh Đông Hồ bắt đầu từ thế kỷ XVI, nhưng do tác động của thời kì bao cấp đã khiến nghề tranh dường như mai một dần. Gia đình ông Chế cũng không làm tranh nữa.

Anh Nguyễn Đăng Tâm chia sẻ: “Năm 1991, sau nhiều năm sưu tầm các bản khắc gỗ và chuẩn bị những điều kiện cần thiết. Gia đình tôi bắt đầu làm tranh. Những tháng ngày đầu tiên, công việc vất vả vô cùng, có lúc tưởng như kiệt sức phải bỏ nghề. Khổ nhất là việc sưu tầm các bản khắc gỗ và khâu tiêu thụ sản phẩm. Không phụ lòng người, sau những năm tháng vất vả, giờ đây gia đình tôi đã ổn định được công việc”.

Đại gia đình ông Chế giờ có gần 20 người gồm anh chị em và con cháu cùng nhau làm nghề. Cuộc sống cũng dần khá lên cùng với sự phát triển của nghề làm tranh. Làng nghề của gia đình ông vừa sản xuất, vừa là nơi cho khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.

Gian nan giữ hồn tranh

Để làm nên một bức tranh Đông Hồ phải trải qua nhiều công đoạn nhưng 3 công đoạn khó khăn nhất là đục bản khắc gỗ, bồi giấy điệp và quét mầu. Anh Tâm cho biết: “Khổ nhất là việc đục bản khắc gỗ bởi công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo tay, cẩn thận tỉ mỉ và có chút năng khiếu nghệ thuật. Muốn trở thành người thợ khắc gỗ giỏi phải có ít nhất từ 3 đến 4 năm kinh nghiệm. Những người như vậy giờ hiếm lắm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay thôi”.

Công đoạn bồi giấy điệp phải làm vào những ngày nắng nhưng không có gió. Có những hôm bồi giấy, gió nổi lên làm bay khắp 4 phía, mọi người phải chạy loạn hết lên mới cất đi được. Với việc quét mầu, bức tranh có bao nhiêu mầu mình phải có bấy nhiêu bản khắc. mà việc đục được bản khắc đâu phải chuyện dễ dàng.

Hai năm gần đây, khủng hoảng kinh tế tác động nhiều đến nghề của gia đình. Lượng khách du lịch tham quan và mua tranh giảm rõ rệt. Việc xuất, bán tranh ra nước ngoài và lên các trung tâm trên Hà Nội cũng khó khăn vô cùng.

Giá cả mọi vật liệu làm tranh tăng lên nhanh chóng, còn giá bán tranh không thể tăng theo. Những người thợ đều là anh em trong gia đình và có niềm đam mê với nghề nên mới vượt qua được, chứ không một lần nữa nghề lại thất truyền.


Để giữ nghề truyền thống, các thành viên trong gia đình đều ý thức dạy cho các con của mình ngay từ thuở bé về truyền thống, lòng yêu nghề và ý thức giữ gìn để nghề không bị mai một theo thời gian.

Gác con chữ để theo nghề

Bước xuống căn nhà lá phía cuối của khu sản xuất, hai người thợ đang mồ hôi nhễ nhại, cần mẫn đục từng nét trên bản khắc gỗ. Được biết hai anh là Nguyễn Hữu Hạnh (39 tuổi) và Nguyễn Đức Tám (30 tuổi) đều cũng có hơn chục năm trong nghề.

Gác cây đục vào một bên, cầm chiếc khăn lau vội mồ hôi, anh Hạnh chia sẻ: “Tôi theo nghề hơn chục năm nay rồi. Học xong cấp III, gác con chữ tôi theo nghề này luôn. Công việc vất vả lắm, lương tháng cũng chẳng được là bao, nhưng vì niềm đam mê nó đã làm tôi không xa được nghề này. Suốt ngày làm bạn với cây đục, với khuôn gỗ, không có thời gian đi đâu nên nhiều khi bạn bè vẫn bảo là tôi “kết hôn” với cây đục rồi, không xa nó được”.

Ngồi phía bên cạnh là anh Chiến, anh đã theo nghề đã 20 năm và cũng đi làm ở nhiều nơi. Trước anh làm ở làng mộc Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) nhưng do cái duyên với nghề, anh lại quay về gắn bó với khung tranh cổ. Ngày ngày làm bạn với những con vật khắc họa trong tranh, anh lại thấy yêu hơn những giá trị truyền thống của ông cha từ ngàn đời. 

Theo LV (Nguồn Dân Việt)


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 70180315

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July