Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 16/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Làng nghề cà ràng bên dòng sông Tiền Làng nghề cà ràng bên dòng sông Tiền , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Cà ràng là tên gọi một loại bếp nấu ăn được làm bằng đất sét của bà con nơi thôn dã, nhưng có lẽ người Khmer chuộng loại bếp này sớm nhất.

Công phu người thợ cà ràng

Đất để làm ra cà ràng mang thương hiệu “Cà ràng Phú Thọ” được lấy từ vùng Châu Lăng - Xà Tón (Tri Tôn), nơi có làng gốm lâu đời của người Khmer. Loại đất này dẻo quánh, trộn mịn, độ nhào nặn nhẹ, khi thành phẩm không bị vỡ.
Anh Lê Văn Phúc đang làm cà ràng. Ảnh: Liêu Ngọc Ân
Anh Lê Văn Phúc đang làm cà ràng. Ảnh: Liêu Ngọc Ân
Muốn tạo ra một thành phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải làm nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, thành thục. Anh Lê Văn Phúc, 20 năm làm nghề cà ràng, cho biết: “Làm nghề nặn cà ràng này loay hoay từ sáng đến tối không nghỉ tay. Hết bỏ manh rồi quay đầu, nắn mỏ, in dĩ, nhét dĩ, gỡ, cắt cạo, khoét trôn, phơi và đưa vào lò nung. Làm cực lắm! So với các khâu khác, nung lò là khâu mệt nhất, vì mình phải thức khuya canh lửa, hử (ngửi) khói bụi từ tro trấu nên hại người lắm”.

Một ngày, người thợ khéo tay làm được khoảng 30 chiếc “cà ràng sống”. Để đảm bảo cho mỗi khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngoài “người thợ chính” làm các khâu quan trọng như nhồi khuôn, nắn mỏ, khoét chôn, quay mỏ thì các công đoạn khác thuộc khâu “làm đẹp” như trét dĩ, cắt cạo, sửa… phải mướn thêm vài nhân công phụ trợ. Công việc này đòi hỏi sự lành nghề, nếu không cà ràng bị lệch, độ dày của lò không đều dễ bể, bán thấp giá.

Thuở trước, bà con chỉ làm cà ràng đất (nặn xong đem phơi khô rồi sử dụng, không qua khâu nung chín), loại này dễ vỡ, ít được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngày nay, với nhu cầu của thị trường, người thợ chuyển qua làm cà ràng nung cho bền chắc. Công đoạn sản xuất giống nhau, chỉ thêm khâu nung chín cà ràng cho cứng lại.

Anh Trần Thanh Vũ, đứng bên lò nung oi bức, bụi bặm, ngột ngạt, anh quệt vội mồ hôi và tro bám trên mặt, kể về cái nghề mà 15 năm anh gắn bó: “Bây giờ không ai xài lò đất nữa vì dễ vỡ. Mình phải chuyển qua cà ràng nung, cứng như gạch vậy, xài lâu. Mẫu lò đẹp, bán dễ hơn. Nung cà ràng đòi hỏi phải biết nghề, canh lửa đúng độ cho cà ràng vừa đủ chín. Lửa non cà ràng có màu đen, lửa già thì đỏ đậm, bị móp hoặc nứt, bán rẻ lắm”.

Nhờ tay nghề khéo léo, tạo ra sản phẩm bền chắc, mẫu mã đẹp, cà ràng Phú Thọ, đi theo nhiều chuyến ghe, chuyến xe, bày bán ở khắp các tỉnh từ miền Nam đến miền Trung, từ miền xuôi lên miền ngược như An Giang, Gia Lai, Kom Tum, Quảng Nam, Hậu Giang, Cà Mau… Mỗi lần thương lái đến mua hàng ngàn chiếc, chưa hết tháng bán xong quay lại tiếp tục lấy hàng. Nhu cầu sử dụng cà ràng nhiều, tạo niềm phấn khởi cho người làm nghề.
Chiếc ghe thu mua cà ràng. Ảnh: Liêu Ngọc Ân.
Chiếc ghe thu mua cà ràng. Ảnh: Liêu Ngọc Ân.

Nhưng, niềm vui ấy không được trọn vẹn, bởi khung cảnh xốc vác cà ràng lên xe, lên ghe tàu tấp nập của những năm trước không còn nữa. Họ làm cà ràng xong chất thành “đống đất” ngút đầu chờ thương lái, chờ tiền để trả nợ…

Không sống nổi với nghề

Về làng cà ràng Phú Thọ vào giữa nắng hè oi bức, nhiều người đang cặm cụi với các công đoạn sản xuất nhưng thấy rõ nỗi lo của họ ngập tràn trên từng khuôn mặt. Làng nghề nay đang chết dần chết mòn. Thực sự nhiều người bỏ nghề, người cố bám nghề thì nợ nần do phải vay tiền để mua vật liệu sản xuất cầm chừng.

Làm ra chiếc cà ràng cực khổ, ngày nay bán còn cực khổ trăm phần. Mỗi chiếc thương lái mua 25 nghìn đồng, trừ tất cả chi phí, bà con lãi 5 nghìn đồng.

Trước đây, việc hỗ trợ vốn cho người sản xuất được ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện. Nhưng chỉ vài hộ được vay, quy định mỗi hộ chỉ được vay 2 triệu. Trong khi mỗi hộ sản xuất cần 20 – 30 triệu đồng để nuôi sống nghề.

Anh Nguyễn Phúc Hiền, cán bộ xã Phú Thọ cho biết: “Dù đây là ngành nghề truyền thống của địa phương nhưng chưa được công nhận làng nghề truyền thống nên trong thời gian qua các chính sách hỗ trợ cho nghề này chưa có…”.

Hiện tại chẳng còn ai tha thiết với nghề. Hỏi 10 người thì 9 người muốn bỏ. Người làm chỉ còn hộ gia đình không đất sản xuất, không việc làm ổn định. “Làm tạm sống thôi, không hiệu quả kinh tế đâu. Làm vất vả lại không có tiền bạc gì hết ai làm nổi. Chẳng lẽ sống như vầy hoài…” – bà Nguyễn Thị Vân (56 tuổi), một đời gắn với nghề cà ràng than thở.

Giải pháp khôi phục làng nghề

Nhằm ổn định đời sống người dân, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, giữ làng nghề truyền thống mang giá trị văn hóa…, các ban ngành, đoàn thể địa phương cần khẩn trương thực hiện các biện pháp có hiệu quả; Thành lập tổ hợp tác sản xuất làng nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đừng để bà con tự bơi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như hiện nay; Công nhận làng nghề truyền thống của địa phương để có kế hoạch trong việc hỗ trợ người sản xuất.

Thực tế, ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhiều làng nghề có tuổi đời còn rất trẻ, quy mô sản xuất nhỏ nhưng làm mô hình “Du lịch làng nghề” rất hiệu quả. Vì vậy, làng nghề cà ràng Phú Thọ vẫn có tiềm năng phát triển du lịch, nếu quy hoạch lại và đầu tư vốn phục hồi, mở rộng sản xuất. Địa thế làng nghề gần sông thích hợp cho phát triển các tour, tuyến du lịch khi kết nối với các điểm du lịch khác trong vùng.

Cà ràng là tên gọi một loại bếp nấu ăn được làm bằng đất sét của bà con nơi thôn dã, nhưng có lẽ người Khmer chuộng loại bếp này sớm nhất. Bếp cà ràng gắn với cuộc sống khẩn hoang và văn minh sông rạch miệt vườn, cũng là nét độc đáo của cư dân Nam Bộ từ hàng trăm năm trước. 

Hơn 50 năm, làng nghề cà ràng nằm bên dòng sông Tiền (xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã nuôi sống nhiều hộ gia đình và lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Theo Làng Việt (Nguồn Dân Việt)


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 70175302

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July