Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 16/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Chiếc khăn rằn đồng hành trên đường phượt Chiếc khăn rằn đồng hành trên đường phượt , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ chiếc khăn quấn đầu tránh nắng, vắt vai thấm giọt mồ hôi của đồng bào Nam Bộ, khăn rằn đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của dân phượt trên mỗi cuộc hành trình.


Khăn rằn gắn liền với hình ảnh người dân Nam Bộ. Ảnh: tgd.edu.vn
Khăn rằn gắn liền với hình ảnh người dân Nam Bộ. Ảnh: tgd.edu.vn
 

Khăn rằn từ lâu là hình ảnh quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên nguồn gốc của chiếc khăn giản dị ấy lại xuất phát từ người Khmer. Trong quá trình cộng cư cùng các dân tộc, nó đã trở thành hình ảnh thân thương, gần gũi của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trước đây, khi chưa có sự du nhập của văn hóa phương Tây, chiếc khăn rằn đóng vai trò quan trọng trong trang phục của người dân Nam Bộ. Khăn thường được quàng ở cổ, nếu đổ mồ hôi thì sẵn có lau ngay. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ngày nay khăn rằn còn được coi là vật bất ly thân của dân du lịch bụi. Dễ dàng nhận ra trong những hình ảnh chia sẻ dân phượt chẳng mấy khi vắng bóng chiếc khăn rằn.

Khăn rằn được các bạn trẻ gọi vui là khăn phượt, chủ yếu là khăn rằn Nam Bộ và khăn rằn Campuchia (Krama). So với khăn rằn Campuchia, khăn rằn Nam Bộ có phần nhỏ hơn đôi chút và có màu sắc đa dạng hơn thay vì chỉ có hai màu đen - trắng hoặc nâu - trắng.

thino015-5189-1380514410.jpg

Khăn rằn ngày nay có nhiều biến hóa về họa tiết, màu sắc để phù hợp với sở thích mỗi người. Ảnh: thino015.

Có nhiều cách lý giải khác nhau cho việc khăn rằn gắn liền với dân phượt. Có người cho rằng, sau thành công của bộ phim Cánh đồng bất tận, chiếc khăn rằn trở thành phụ kiện thời trang yêu thích của giới trẻ Hà Thành, đặc biệt là dân du lịch bụi. Nó biểu trưng cho khung cảnh mênh mang sông nước miền Tây vốn đầy hấp dẫn với người dân miền Bắc. Do đó, quàng chiếc khăn rằn lên vai, các phượt thủ như tiếp thêm sức mạnh trên cung đường khám phá chông gai, vì bù lại là những khung trời mới lạ.

Nhưng cũng có ý kiến rằng, câu trả lời chỉ đơn giản nằm ở công dụng tuyệt vời của chiếc khăn giản dị. Cũng như người dân Nam Bộ, khăn rằn có thể dùng được cho cả nam và nữ, dùng quấn quanh trán để ngăn mồ hôi chảy xuống mặt vào những ngày nóng bức. Với các phượt thủ, chiếc khăn rằn còn làm được nhiều điều hơn thế.

Vào những ngày hè, khăn thay mũ đội đầu tránh nắng. Trên những cung đường mịt mù khói bụi, khăn làm khẩu trang giữ sức khỏe bạn đường. Nhờ đặc tính mềm, mỏng và khô nhanh, khăn còn được dùng làm khăn tắm, lau tay và mồ hôi tiện lợi. Khăn cũng có thể dùng buộc đồ trong lúc thiếu dây hay làm túi quai chéo bỏ vài thứ đồ nho nhỏ.

561695-3434884604690-926368662-8218-3975

Phấp phới khăn rằn trên cung đường Tây Bắc. Ảnh: Lê Hưng

Vào những ngày lạnh hay đêm về trên núi cao, chiếc khăn rằn sẽ phát huy tác dụng khi quàng cho ấm cổ và ngăn những cơn ho rình rập. Thậm chí nếu rơi vào tình huống hiểm nguy, khăn có thể trở thành vũ khí tự vệ vô cùng hữu ích.

Với nhiều người, khăn rằn còn thể hiện tinh thần đoàn kết. Bởi vậy mà trên các cung đường Tây Bắc mùa này, ngoài màu áo đỏ sao vàng là hình ảnh khăn rằn phấp phới theo từng đoàn phượt. Khăn buộc đầu, quàng cổ, trang trí trên xe, cột ở balô, túi đeo, trên tay. Biến hóa hơn, có người dùng khăn rằn gói quà tặng bạn sau hành trình chinh phục một nơi nào đó. Chỉ với chiếc khăn hai màu đan chéo mà khiến những trái tim trẻ sát lại gần nhau, đôi khi lại thành vật chứng tình yêu của nhiều phượt thủ.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=722515#ixzz2gUUKuiF8 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 9
Total: 70169181

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July