Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 16/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Kỳ bí ngôi chùa biết tránh đạn giặc, chặn nước lũ Kỳ bí ngôi chùa biết tránh đạn giặc, chặn nước lũ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cả vùng Sơn Tây (Hà Nội) nước ngập mênh mông, nhà cửa ruộng vườn chìm trong biển nước. Nhưng người dân sống gần Chùa Mía vẫn bình yên vô sự bởi nước chỉ bò đến cổng Đông, phải bảy tám trăm mét nữa mới tới cửa Tam quan chùa.


Không biết ngôi chùa có từ lúc nào, nhưng theo cụ Hoàng, nó là nơi dân làng trú ngụ vào những trận lũ lớn
Không biết ngôi chùa có từ lúc nào, nhưng theo cụ Hoàng, nó là nơi dân làng trú ngụ vào những trận lũ lớn
 

Ký ức của cụ bà tuổi ngót chín mươi vẫn còn lưu giữ như in trận lụt kinh hoàng do vỡ đê sông Hồng năm 1945. 

Cõi Phật tâm linh che chở người đời

Với đôi mắt tinh, cụ Hoàng ngừng nhai trầu hồi tưởng lại trận đại hồng thủy năm ấy: "Nghe tin vỡ đê, lại đúng năm cả nước gặp nạn chết đói. Lo và sợ lắm! Cả dân làng dừng việc chạy chợ, kiếm ăn, tất tả về làng tránh lũ". 

Lúc đó nước lũ kéo về, tiếng nước, tiếng mưa gầm réo, nhưng thật kỳ lạ, nước chỉ bò qua cổng làng, chảy chậm dần rồi dừng lại giữa con dốc trước cổng Đông. Đường đi vào vẫn khô ráo như thường. 

"Nước lũ kéo về cuồn cuộn, dâng cao ngất, nhưng lạ thay, không sao nước bò tới thềm chùa được. Ngoài mấy con nghé, con bê, lũ gà hoảng loạn không chạy được mới bị nước cuốn trôi, chứ người già, người trẻ trong làng bình yên vô sự. Dường như một bàn tay vô hình nào đó chở che!", cụ Hoàng ngẫm nghĩ, cất tiếng như tự nói với mình. 

Ngôi chùa bảo vệ dân làng trước thiên tai

Theo sự hướng dẫn của cụ Hoàng, chúng tôi đi trên con đường, ngày xưa nghe nói đắp bằng đất đỏ, dốc lên dốc xuống quanh co, nay uốn thẳng rải nhựa dẫn lối lên ngôi chùa kỳ lạ này. 

Thế đất cao, chúng tôi phải ngước lên nhìn mới đụng cửa Tam quan. Xin phép Sư thầy trụ trì để bước vào cõi Phật. Hai bên Đại hùng Bảo điện trước ban Tam Bảo, hai tượng Hộ Pháp sừng sững uy nghi. 

Ông Nguyễn Quốc Quân, một người giữ gien giống Gà Mía quý hiếm mời chúng tôi về nhà chơi và kể lại câu chuyện liên quan tới ngôi chùa và hai ông Hộ Pháp. Chuyện cũng ly kỳ không kém trận đại hồng thủy năm nào. 

Kỳ bí ngôi chùa biết tránh đạn giặc, chặn nước lũ

Khi giặc kéo đến, đạn bắn liên hồi, người dân chỉ cần núp sau ông hộ pháp là không ai bị trúng đạn

Ông Quân kể: "Năm 1947, Pháp mở trận càn lên vùng đất Mía. Súng Mooc - chê bắn đì đùng. Làng bên nhiều người thiệt mạng. Những ngôi nhà đá ong bị đạn bắn thủng, tróc lở. Đất đá bị sới tung vung lên trời rào rào. Dân làng Đông Sàng lũ lượt kéo lên chùa Mía, ẩn nấp sau lưng hai ông Hộ Pháp. Lạ một điều, đạn giặc như bị bàn tay vô hình đẩy lạc hướng và không một viên nào rơi vào nổi không gian của chùa, nên không có ai bị thương". 

Tượng Phật chùa Mía mỗi pho một vẻ, thân thiện như dáng vẻ đời thường. Trẻ con vào chùa nhìn Phật, đêm không mơ mấc mộng mị. 

Ông Đức Lợi một thư pháp gia của làng cho biết: "Mỗi độ Tết về, tôi kê bàn viết thư pháp chữ Hán trước cửa chùa lại trầm ngâm nhớ về tuổi ấu thơ. Hồi ấy, cứ ra vườn chùa hái chiếc lá na, ấp lên quyển sách trên tay ông La Hán rồi đọc, bỗng thông minh, học hành minh mẫn hẳn". 

Dường như người dân quê nơi đây đều có những kỷ niệm về ngôi chùa thân thuộc vùng quê họ. Có thể hỏi bất cứ ai, từ già đến trẻ, chúng tôi cũng có được thông tin về chùa, về tượng phật trong chùa. 

Chuông chùa hai tỉnh cùng nghe

Ngôi tháp Cửu phẩm liên hoa được nhà chùa hưng công dân xã và du khách thập phương dựng lên mới hơn chục năm, nhưng vẻ bề thế bên cây đa tuổi thọ ngoài nửa thế kỷ luôn hút ánh nhìn của chúng tôi. 

Kỳ bí ngôi chùa biết tránh đạn giặc, chặn nước lũ

Ngôi chùa tọa lạc tại nơi cao nhất của làng

Chùa Mía nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao nhất trong vùng, ngôi tháp vươn vút trời xanh trấn giữ mạch văn, giữ sự phồn vinh hưng thịnh của làng. Chiều về, từ đỉnh tháp, từng tiếng chuông ngân xa, vượt đất Sơn Tây, bay qua sóng gió sông Hồng vọng đến đất Phú thọ. Hồi chuông hai tỉnh cùng nghe. 

Ngồi uống bát nước chè xanh, đặc sản "nước giếng Hè, chè Cam Lâm" ở quán nước trước cổng chùa Mía, chúng tôi may mắn được nghe một câu chuyện huyền thoại về Bà Chúa Mía. 

Đức Lợi một thư pháp gia của làng cho biết: "Mỗi độ Tết về, tôi kê bàn viết thư pháp chữ Hán trước cửa chùa lại trầm ngâm nhớ về tuổi ấu thơ. Hồi ấy, cứ ra vườn chùa hái chiếc lá na, ấp lên quyển sách trên tay ông La Hán rồi đọc, bỗng thông minh, học hành minh mẫn hẳn"

Đó là vào khoảng Thế kỷ XVII, ngôi chùa cổ có tên chữ "Sùng Nghiêm Tự" bị hư hỏng, điêu tàn đổ nát. Cung phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, được dân Đông Sàng đón rước mời cư trú. 

Bà vốn người làng Nam Nguyễn (Nam An), là phi tần được sủng ái trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623-1657). Người dân trong vùng cảm ân đức bà xây chùa, xây chợ, mở bến đò Hà Tân thông thương kinh tế, văn hóa hai vùng Sơn Tây - Phú Thọ nên tôn sùng bà là "Bà Chùa Mía". 

Vào năm 1632, đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Toàn... và các làng thuộc Tổng Mía cũ cùng tôn tạo lại. Trải qua năm tháng, Chùa Mía được tu bổ nhiều lần, nhưng về quy mô, kiến trúc vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Tấm bia dưới gác chuông ghi năm Vĩnh Tộ thứ ba (1621) nói khá kỹ về việc lập nên và tu sửa chùa. 

Kỳ bí ngôi chùa biết tránh đạn giặc, chặn nước lũ

Một cõi bình yên, linh thiêng cho mỗi người con của làng khi về thăm quê hương

Từ những năm đầu của nước Việt Nam Độc lập, Chùa Mía đã được công nhận Danh lam thắng cảnh đã xếp hạng. Tháng 5 năm 2006, ngôi chùa tiếp tục được Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố thuộc về 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam bởi nơi đây lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. 

Chùa có đến 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và sáu pho tượng bằng đồng. 

Tiếng chuông boong...boong làm dịu đi cái nóng oi ả trong mỗi chúng tôi. Chiều tà Đường lâm đang về. Trong cái không gian bình yên đến tĩnh lặng, cảnh trí chùa càng trở nên thiền "sắc sắc không không". 

Sáng sớm, đứng trước cửa chùa, trên bậc Tam quan nhìn xuống chợ Tam Bảo, sẽ thấy một biển người tíu tít bán mua. Trên Chùa dưới chợ, phong cảnh đời thường đến bình dị.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=685988#ixzz2cKJ66bw2 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 70164530

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July