Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Đình Tây Đằng Đình Tây Đằng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Ngôi đình thờ Tản Viên, một trong bốn vị thánh bất tử của Đạo giáo Việt Nam, một trong những nhân vật hàng đầu của thần thoại Việt – Mường cổ.

Xứ Đoài có nhiều ngôi đình cổ, có giá trị về kiến trúc và điêu khắc như: đình Chu Quyến (xã Chu Minh, huyện Ba Vì), đình Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng), đình Tường Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ), đình So (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai)… Và đình Tây Đằng ở huyện Ba Vì cũng thuộc loại kiến trúc nổi tiếng như vậy.


Ngôi đình thờ Tản Viên, một trong bốn vị thánh bất tử của Đạo giáo Việt Nam, một trong những nhân vật hàng đầu của thần thoại Việt – Mường cổ. Theo truyền thuyết, Tản Viên là thần núi Ba Vì – Sơn Tinh, được vua Hùng thứ 18 gả công chúa Ngọc Hoa, bị Thủy Tinh dâng nước, kéo thủy quái đánh trả mối hận không lấy được con gái vua Hùng. Tản Viên được coi là một trong 50 con của Âu Cơ – Lạc Long Quân theo mẹ lên núi, có công giúp vua Hùng thứ 18 bình Thục Phán. Tản Viên còn là hình tượng nói lên sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trong quá trình trị thủy, tiến hành nghề trồng lúa nước để sinh tồn và phát triển.

Phía trước đình Tây Đằng là mảnh đất rộng làm nơi sinh hoạt cộng đồng trong ngày hội. Tiếp đó là hồ bán nguyệt ở ngay trước nghi môn trụ. Vẻ đẹp của đình Tây Đằng không phải ở khung cảnh thiên nhiên mỹ lệ, cũng không phải ở quy mô đồ sộ mà là ở nghệ thuật điêu khắc chạm trổ, trang trí còn lưu lại trên các cột, vì kèo, xà, đấu, ván long, lá gió… Ngôi đình không có tòa ngang dãy dọc. Ngoài hai ngôi nhà tả mạc, hữu mạc ở hai bên sân thì đình chỉ có mỗi một nếp nhà kiểu chữ “nhất”, không có hậu cung, cũng không có tiền tế. Nhưng chính ở ngôi đình này, chúng ta được chiêm ngưỡng tài năng tuyệt vời của những người thợ mộc đã đạt tới trình độ nghệ sĩ dân gian. Đến nay vẫn chưa biết chính xác đình được xây dựng năm nào, chỉ biết rằng so sánh với đình Lỗ Hạnh (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) thì phong cách và nội dung chạm trổ có nhiều nét giống nhau. Mà đình Lỗ Hạnh có ghi niên đại tuyệt đối là năm 1576. Như vậy, đình Tây Đằng có thể được xây dựng vào thế kỷ 16.

Đình có 5 gian, 4 mái. Các đầu đao đều uốn cong, có gắn long, li, quy, phượng bằng đất nung màu gan trâu. Bên trong đình dựng kiều chồng giường với 48 cột lớn nhỏ, chia thành 3 gian chính, 2 gian chái, có hàng hiên bao quanh. Các xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc. Các hình rồng, phượng và hoa lá chiếm phần lớn trong các đề tài trang trí. Rồng ở đây mang phong cách thời Trần, hầu hết hình vóc nhỏ, có mào, râu tóc thưa thớt, khúc uốn không cong mấy, có thêm cặp sừng và tai của giống thú bốn chân. Chim phượng ở tư thế múa cánh xòe cả hai bên như hình trăng lưỡi liềm, đầu to, cổ mập mạp, mỏ ngắn và đuôi cũng ngắn. Loại hình điêu khắc này là nét riêng biệt của đình Tây Đằng, rất ít thấy ở các đình, chùa khác. Hoa lá được chạm khắc khá nhiều, phổ biến nhất là những hình hoa cúc. Cúc ở đây gồm những cánh hoa nở xòe, ở giữa có những lớp cánh khác còn cụp lại. Bên cạnh có những lá cúc được cách điệu đôi chút. Có cả hoa phù dung với các cánh nở xòe, uốn sang hai bên khá cân đối bằng những đường cong thanh thoát. Song có lẽ đặc biệt nhất và độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc ở ngôi đình này chính là những hình chạm trên các bức cốn, các ván long… phản ánh sinh động nhiều mặt đời sống, lao động, vui chơi giải trí của người dân nơi thôn dã ngày trước. Chỉ với vài ba nét đục giản dị mà người thợ mộc nghệ sĩ đã để lại trên gỗ bao cảnh đời khác nhau. Từ cảnh lam lũ của người tiều phu đốn củi, đến cảnh vất vả như người mẹ gánh con trong đôi thúng, hào hứng như người làm trò trồng cây chuối, mạnh mẽ như cảnh đấu hổ… Có một bức chạm tạm đặt tên là “Chèo thuyền chuốc rượu” có sóng làm thuyền chòng chành, có cả mây vấn vương bên thuyền, tất cả như đang lướt theo nhịp đung đưa, trong một bố cục không phụ thuộc vào luật phối cảnh xa gần của hội họa. Gợi cảm như cảnh Bà Banh (người đàn bà ngồi xổm gần như khỏa thân), cảnh ông già ngồi chải tóc cho người vợ trẻ… Điểm xuyết với linh vật và con người là các cây có thiêng, mây xoắn cuộn tròn được chạm trổ rất kỹ. Thông qua các cảnh đó, người xem thấy được ước vọng cầu nước, mong được mùa lúa bội thu của cư dân nông nghiệp.

Như một di sản văn hóa dân tộc, đình Tây Đằng là quà tặng của tổ tiên để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đình Tây Đằng ở không xa trung tâm Thủ đô Hà Nội, là điểm du lịch hấp dẫn, đang thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế. Điều này xem ra rất “hợp ý, hợp cảnh” khi hiện nay huyện Ba Vì đang có kế hoạch phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái - thế mạnh của huyện.

(Theo KTĐT)

                    Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59759945

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July