Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Trân trọng vẻ đẹp thổ cẩm truyền thống Trân trọng vẻ đẹp thổ cẩm truyền thống , Người xứ Nghệ Kiev
 

22/07/2020

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong truyền thống được những người phụ nữ dân tộc Dao Tiền tại xóm Sưng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) giữ gìn và truyền lại qua từng thế hệ như một cách để bảo tồn văn hóa.

Ngôi làng của những bàn tay vàng

Những lúc nông nhàn, chị em trong xóm Sưng lại quây quần tại nhà bà Lý Thị Tiến để cùng nhau thêu thùa, làm đồ thổ cẩm. Giống như cộng đồng người Dao Tiền ở nhiều địa phương khác, các sản phẩm thêu thổ cẩm của bà con xóm Sưng đều được làm thủ công. Mỗi người phụ nữ trong làng đều được học se tơ, dệt vải, thêu hoa văn từ khi chỉ là cô bé tuổi lên mười. Bởi thế, trên đôi tay của những thế hệ người cao tuổi trong làng đều còn vương màu xanh chàm của nhuộm vải và những vết chai tay do cả đời chăm chút từng cây kim sợi chỉ.

 Những “đôi bàn tay vàng” làm thổ cẩm

Một trong những điều độc đáo, trở thành công thức bí truyền làm nên sức hấp dẫn của những tấm thổ cẩm dân tộc chính là công thức vẽ sáp ong. Theo bà Lý Thị Tiến, sáp ong được sử dụng làm nguyên liệu thêu phải là mật ong rừng. Sau khi tách mật, người ta sẽ lấy sáp bỏ vào nồi nước rồi đun sôi, lọc lấy phần nước trong. Cô đặc lại phần nước trong đó để nguội, sau khoảng ba ngày thì sẽ đóng lại thành khối sáp mịn màu vàng.

Mỗi lần in hoa văn, người dùng chỉ lấy một phần nhỏ sáp ong đó bỏ vào trong một chén đĩa nhỏ, đặt dưới than hoa để giữ nóng, đợi sáp chảy ra còn lọc thật kỹ để không lẫn tạp chất rồi mới in hoa văn. “Công đoạn đun sáp ong để vẽ khá cầu kỳ, vì hoa văn nhỏ, thường chỉ dùng từng chén nhỏ để vẽ, còn phải giữ nóng liên tục nên người phải có hai người cùng làm để hỗ trợ nhau. Luôn chân luôn tay giữ độ ấm nóng để sáp chảy ra bám lấy mặt vải và hiện rõ các hoa văn, các công đoạn này đều dùng mắt, dùng tay để ước lượng. Với những sản phẩm cầu kỳ như khăn, chân váy, có khi cả tháng mới hoàn thành. Mà 30 ngày làm cũng là 30 ngày bắt đầu lỉnh kỉnh với từng công đoạn như vậy”, chị Sao Mai cho biết.

 Dụng cụ vẽ sáp ong trên nền vải lanh

Khi vẽ, người phu nữ dùng công cụ in là cây trúc vót mỏng uốn thành khung nhỏ, ống nứa tròn nhỏ và thập tô bằng đồng chấm vào sáp ong để in các họa tiết trên vải. Công việc này đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và khéo léo để từng nét hoa văn đều, cân đối và đẹp. Sau đó, lại còn tới công đoạn nhuộm chàm phơi khô, rồi lại nhúng tấm vải chàm vào nước sôi để sáp ong tan ra cũng tốn công sức chẳng kém. Bởi vậy, trong ký ức của nhiều người phụ nữ ở xóm Sưng, khi lần đầu tiên tự in sáp ong, nhìn thấy các hoa văn đã in mới hiện ra rõ nét trên nền chàm đều coi đó là một chiến công nho nhỏ.

Giữ gìn văn hóa

Người Dao Tiền và người Mông là những cộng đồng nổi tiếng với những sản phẩm thổ cẩm thủ công tinh tế, mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Không chỉ giỏi sáng tạo, các thế hệ còn giữ gìn nghề truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị mà cha ông để lại.

 Các công đoạn làm thổ cẩm đều làm thủ công

Với cộng đồng người Dao Tiền ở xóm Sưng, đây cũng là một trong những điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi tới thăm xóm cổ cạnh lòng hồ Hòa Bình hùng vĩ. Những trang phục truyền thống của người Dao vẫn là những trang phục thường ngày của mọi người trong xóm. Mỗi dịp lễ hội, rất nhiều trang phục rực rỡ hơn của người lớn và trẻ nhỏ làm cho không khí trong xóm cổ này trở nên sinh động hơn.

Vài năm trở lại đây, khi xóm Sưng trở thành một điểm đến trong mạng lưới du lịch cộng đồng của tỉnh Hòa Bình, bà con trong xóm ai cũng tham gia đóng góp một phần công sức để thu hút khách. Trong đó, nhiều chị em đã trở thành tổ viên của tổ thổ cẩm. Ngôi nhà trệt truyền thống của người Dao Tiền của cụ bà đã qua tuổi 70 Lý Thị Tiến đặt lưng chừng đồi, gác vài cây nứa thành tường rào giờ trở thành một xưởng sản xuất thu nhỏ vừa là một không gian trưng bày các sản phẩm thêu truyền thống. Từ những chiếc khăn đội đầu cầu kỳ, những tấm váy áo thêu diêm dúa thường mặc mỗi dịp lễ hội, tới những bộ trang phục thường ngày, túi thổ cẩm, quà lưu niệm đều được treo chung quanh nhà, ngày nắng thì phơi ngoài hiên.


Những hoa văn rực rỡ sắc màu nổi bật trên nền vải chàm xanh thu hút mọi người khi qua ngôi nhà này. Tại đây, bà con vừa làm sản phẩm sử dụng cho gia đình, làm đồ bán cho khách, vừa là bảo tàng làng nghề thu nhỏ để du khách tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa thông qua nghề thêu thùa, nhuộm vải.

 Một sản phẩm kết hợp thêu thổ cẩm và trang sức bạc

Chị Lan, chủ homestay Xuân Lan, một trong ba gia đình làm homestay ở xóm Sưng tự hào nói, khi trang khí không gian nhà hay chuẩn bị chăn gối cho khách, chị đã sử dụng những sản phẩm thổ cẩm do chính mình và bà con trong xóm làm. Khi đón khách, chị cũng giới thiệu văn hóa dân tộc mình qua trang phục phụ nữ Dao Tiền, cách phụ nữ làm đẹp với những trang phục thổ cẩm, cùng du khách làm những vật dụng nhỏ như túi đựng điện thoại, túi đeo, khăn tay… làm quà lưu niệm.

Chị Ngô Phương Thúy, du khách đến từ Hà Nội rất thích thú với những sản phẩm làm từ thổ cẩm của các bà, các chị xóm Sưng. Chị chia sẻ; “Các họa tiết, hoa văn thêu của người Dao Tiền đẹp vì sự cân xứng, chi tiết bắt mắt, và các phối màu tinh tế. Các họa tiết rực rỡ đều gắn với tông màu trầm của vải nhuộm chàm hay màu trắng của vải lanh không tạo cảm giác chói mắt mà nhã nhặn, sang trọng, có thể sử dụng trong những không gian khác nhau, thậm chí nhập cuộc với cuộc sống đô thị mà không hề lạc lõng”.

Trà Lĩnh/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/tran-trong-ve-dep-tho-cam-truyen-thong-20200722101529570.htm


  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59785937

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July