Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Khèn bè âm điệu diệu kỳ chắt lọc từ nguồn cội Khèn bè âm điệu diệu kỳ chắt lọc từ nguồn cội , Người xứ Nghệ Kiev
 

20/07/2020

 Âm thanh của khèn bè quyến rũ, lay động lòng người

Bắt nguồn từ một huyền thoại về tình yêu

Ngày xưa ở đầu nguồn vùng núi cánh cung sông Đà - sông Mã có một chàng trai nghèo yêu say đắm một cô gái đẹp giàu có. Yêu đến mức một ngày không gặp nên ốm, một đêm không gặp nên sầu. Cô gái cũng yêu chàng trai nhưng khổ nỗi tài sản của chàng chỉ có duy nhất con dao nhọn và mái sàn ọp ẹp vẹo xiêu. Họ bị ngăn cấm, cách chia không còn cơ hội gặp nhau yêu nhau được.

Trước khi bị chia rẽ đôi nơi cô gái kịp gửi cho chàng viên sáp ong đá in dấu tay của mình khi kéo sợi dệt vải. Cầm kỷ vật người yêu với con dao nhọn chàng bỏ đi vào những cánh rừng xa ngái, nơi có những thác nước ầm ào tuôn chảy, hai bên bờ là bạt ngàn nứa, tre thăm thẳm.

Trong lúc buồn nản đến cực độ, chàng chặt lấy các gióng nứa khoét thành mấy ống sáo để thổi. Không át được tiếng thác chàng chập các ống thành một bè, rồi hai bè để thổi. Thấy hụt hơi chàng lấy sáp ong đá kỷ vật người yêu nút lại một đầu các ống sáo... kỳ lạ thay âm thanh của nó phát ra lại ru dương trẩm bổng ngân theo tiếng lòng thổn thức cùng tiếng thác.

Một thời gian sau dân bản đi tìm, thấy thi thể của chàng chết khô bên thác nước cạnh đó là chiếc khèn bè kỳ diệu mà chàng trai đã để lại cho cộng đồng người Thái ở các mường bản.

Chế tác giản đơn âm thanh đặc sắc quyến rũ

Sống ở xứ sở bạt ngàn tre, nứa người Thái đã sử dụng loại cây vùng này làm nhà cửa, công cụ sản xuất, công trình thủy nông và đan lát đồ gia dụng. Chiếc cọn nước là một biểu tượng đẹp và sinh động thắp nên vừng mặt trời sông suối. Khèn bè là nhạc cụ được chế tác bằng các ống nứa rất tinh tế bởi nó là một tác phẩm nhạc cụ nghệ thuật rất giản đơn nhưng cũng hoàn hảo.

Với 14 gióng ống nứa, loại nứa tép nhỏ thon dài gióng ở độ tuổi bánh tẻ, khai thác từ rừng về trong thời gian không có mối mọt. Tránh lấy nứa vào mùa măng, mùa mưa mà chọn mùa khô để tìm nứa làm khèn.

Các ống nứa được hong khô kiệt, kết thành hai bè mỗi bè 7 ống, xếp từ thấp đến cao. Bầu đàn chọn gỗ mềm, nhẹ hơ khô, không mối mọi. Một đầu bầu đàn khoét thủng làm lỗ thổi, đầu kia bịt kín bằng sáp ong đá. Sáp của loài ong rừng đóng chặt cứng như đá.

Kế đến là làm các lam đồng mỏng rung theo làn hơi. Các lam này dầy mỏng và ngắn dài khác nhau để khi thổi tạo ra âm lượng 5 cung cùng 1 quãng 8. Thẩm âm và chỉnh âm cho khèn bè phụ thuộc vào tài khéo của nghệ nhân làm đàn tạo ra sự chỉnh chuẩn của âm lượng.

Để có một chiếc khèn bè đơn giản, đòi hỏi nghệ nhân làm ra nó phải tỉ mẩn, kiên trì, khéo tay và nhạy cảm với những âm thanh phát ra để điều chỉnh lỗ khoét và các lá lam đồng.

Nhạc cụ thuộc bộ hơi có âm thanh nguồn cội

Dân ca Thái đã không ngớt lời ca ngợi khèn bè: “Tiếng khèn làm đẹp mường đẹp bản, như dệt cánh đồng nắng, như gội núi bằng sương đêm, như suối hát tình ca, như tiếng gọi người yêu bên nhà sàn khau cút”.

Tục ngữ Thái cho rằng con trai không biết thổi khèn bè cũng như con gái không biết dệt vải, trai sẽ không lấy được vợ, gái cũng không lấy được chồng. Đối với trai, gái Thái khèn bè là báu vật của tình yêu. Là tiếng lòng của đôi lứa, là sự thổn thức của con tim mở cửa lòng mình đón niềm vui hạnh phúc. 

 Đối với trai, gái Thái khèn bè là báu vật của tình yêu

Các chàng trai Thái đến tuổi yêu, vật bất li thân là chiếc khèn bè đẹp, nhỏ gọn, âm thanh chuẩn chỉnh. Người già sử dụng khèn bè có độ lớn hơn, âm thanh trầm ấm sâu sắc hơn. Tối tối chàng trai ôm khèn xuống sàn, vừa đi chàng vừa thổi bài khèn dạo chơi qua bản. Điệu này nhanh mạnh vang xa, cảm giác vui tươi, tự tin, hăng hái tìm bạn tình.

Khi tới cầu thang lên nhà cô gái mà mình hướng tới chàng trai thổi bài tình ca thức gọi người thương. Lời khèn ân ái, ngân nga, xao xuyến say lòng. Người già, trẻ nhỏ trong nhà im lặng như muốn nhường không gian cho tình yêu. Còn cô gái thì rạo rực như nhen nhóm ngọn lửa tình. Đêm khuya.., bịn rịn chia tay, bài khèn tạm biệt người yêu lại ngân lên thắm thiết luyến nhớ như không muốn rời xa.

Khèn bè còn nâng bước cho mọi làn điệu hát khắp, dân ca dân vũ, cho mọi điệu xòe, cho mọi cuộc giao lưu, lễ hội văn hóa cộng đồng. Âm thanh của khèn bè tạo nên sự giao hòa kết nối giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và với siêu nhiên. Khèn bè trở thành một biểu tượng nghệ thuật không thể thiếu của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc.

Ngô Quang Hưng/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/khen-be-am-dieu-dieu-ky-chat-loc-tu-nguon-coi-20200720090813517.htm


  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59790993

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July