Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 19/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Vì sao nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cấm sử dụng xe tay? Vì sao nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cấm sử dụng xe tay? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Vào thời gian đầu thuộc địa, có một loại phương tiện vận tải đường bộ do người Pháp mang tới lần đầu tiên tại Việt Nam. Xe có hai bánh gỗ do người kéo và chạy bộ như kiểu chạy việt dã. Loại này tuy do người Pháp mang đến nhưng lại là sáng chế của người Nhật Bản - đó là xe tay.

 

(Ảnh tư liệu)

(Ảnh tư liệu)

 

 

Vào đầu năm 1884, viên toàn quyền Pháp sang Nhật thấy kiểu xe này liền mua hai cái, đem về Hà Nội. Những người thợ đất Hà Thành đã dựa vào mẫu chiếc xe kéo này chế tác ra những chiếc xe tương tự. Sau đó, một nhà thầu Pháp đã cho chế tạo khoảng 50 chiếc cho cả miền Bắc.

 

Chiếc xe kéo tay ấy dần phát triển, được cải tiến từ bánh gỗ sang lốp cao su. Xe phục vụ đường ngắn trong thành phố, thị xã, đôi khi cũng chở khách đi đường dài cả trăm km. Chúng là biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của chủ xe trong khi dân thường lại chủ yếu đi bộ.

 

Việc xuất hiện của xe kéo trở thành phương tiện di chuyển chủ yếu trong nội thành, tạo ra một nghề mới cho những người nghèo nông thôn, đó là nghề phu xe. Nhưng hầu hết xe tay đều thuộc sở hữu của các chủ lớn cho thuê. Ở Hà Nội có các chủ xe: Hưng Ký 92 xe, Nguyễn Thị Hảo 35 xe, Bùi Văn Quế 35 xe, Vũ Văn Giai 28 xe… Hà Nội cũng đã có hãng sản xuất xe kéo lên đến 300 xe/năm vào những năm 1920. Xe kéo phát triển ở Hà Nội, tiếp đến Hải Phòng, Nam Định và sau đó mới đến Sài Gòn.

 

Tuy nhiên, xe kéo là loại phương tiện đi lại do người (thay ngựa) kéo chạy bộ, hết sức vất vả, lam lũ; là hình ảnh của sự bóc lột sức lao động con người, vì vậy nó chỉ phù hợp ở chế độ nô lệ thực dân. Sau ngày nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 84 (ngày 29/5/1946), quy định cấm sử dụng xe tay trong cả nước từ tháng Giêng năm 1948.

 

Ðây cũng được coi là giai đoạn kết thúc số phận của chiếc xe kéo sau hơn 60 năm xuất hiện trên các phố phường Hà thành.

 

Theo Ngọc Lê
Báo Giao thông vận tải

http://dantri.com.vn/xa-hoi/vi-sao-nha-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-cam-su-dung-xe-tay-1015906.htm

 


  Các Tin khác
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60938570

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July