Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 14/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Quần thể di tích Nam Nâm Nung

        (Ảnh nguồn Internet)

 

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về khu căn cứ kháng chiến Nam Nâm Nung?

Trả lời:

    Đắk Nông là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa và di tích cách mạng nên việc phát triển du lịch văn hóa sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đang được tỉnh chú ý đầu tư phát triển. Quần thể di tích căn cứ kháng chiến Nam Nâm Nung đang được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch khi đến Đắk Nông.

    Quần thể di tích Nam Nâm Nung (thuộc khu căn cứ kháng chiến Nâm Nung) đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia tại quyết định số 10/2005-QB-BVHTT.

    Nam Nâm Nung có diện tích hơn 30 ki-lô-mét vuông, kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong đến Lâm trường Đắk N’tao và Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung. Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là nguyên sinh. So với Bắc Nâm Nung thì động thực vật ở khu vực Nam Nâm Nung có phần phong phú hơn, phổ biến là các loại gỗ như kiền kiền, sao, bạch tùng, dẻ, du sam, tràm, chò xót... Động vật như: nai, gà, lợn, khỉ, chồn, gấu, trâu...

    Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm Tỉnh ủy và Tỉnh đội Quảng Đức cũ. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm dưới chân đồi Yok K’Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh đội hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sĩ trước đây phát rẫy, trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...). Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc), khách tham quan sẽ được thấy vết tích hầm của Tỉnh đội, có độ dài 2,5 mét, rộng 0,9 mét, hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại – một cửa vào và một cửa ra. Tiếp là căn nhà ở và làm việc từ 1968 đến 1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân), Tỉnh đội trưởng và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ 1969 đến 1971. Từ căn cứ Tỉnh đội theo hướng Bắc khoảng 3,5 ki-lô-mét đường chim bay là tới căn cứ Tỉnh ủy thuộc khu vực suối Đắk Điên Clou, được bao bọc bởi hai phụ lưu (nhánh nhỏ) suối Đắk Điên Clou ở phía Bắc và Đông Nam. Khi đến nơi đây khách tham quan sẽ được thấy nền nhà Tỉnh ủy nằm tựa lưng vào hai tảng đá lớn phủ đầy rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía Nam). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên) – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12 mét vuông, làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc.

    Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30 mét là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa từ 8 đến 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh phụ lưu suối Đắk Điên Clou (nhánh phía Bắc) về hướng Đông chừng 50 mét, khách tham quan sẽ tận mắt nhìn thấy một ngọn thác nhỏ xinh xắn và thơ mộng, có độ cao từ 3,5 đến 4 mét. Hội trường, nơi tổ chức Đại hội Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (2-9-1969) nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác. Hội trường có diện tích 84 mét vuông, làm bằng gỗ, lợp lá mây, hai mái. Trong khung cảnh núi rừng Nam Nâm Nung hùng vĩ hôm nay, ít ai ngờ nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ lại là một căn cứ cách mạng nổi tiếng. Đến đây khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên, được đắm mình trong những con suối, ngọn thác với dòng nước trong lành, mát mẻ, lúc này hình ảnh lịch sử như sống lại trước mắt du khách một thời hào hùng oanh liệt, di tích nằm lọt vào thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Nơi đây như một quần thể của sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm và vui đùa trên dòng thác, một khung cảnh hữu tình đầy chất thơ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

    Đến với khu di tích này, chúng ta có thể ghé thăm các khu sinh thái-văn hóa cách mạng khác, khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung có hệ thống thực vật phong phú và quý hiếm...

                   (Xin đón đọc phần tiếp theo - Điện Biên)


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 15
Total: 70119438

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July