Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 02/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Ba lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông: Khí phách Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Ba lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông: Khí phách Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trong ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đều trực tiếp cầm quân đánh giặc. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, ông không những là vị tổng chỉ huy quân đội mà còn là thủ lĩnh tinh thần tối cao.

Tran-quoc-tuanĐến nay, sau hơn 700 năm đại thắng Nguyên - Mông, các nhà nghiên cứu quân sự, sử gia, chính trị gia, các danh tướng mọi thời đại trong và ngoài nước vẫn không ngừng tìm hiểu và tôn vinh thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn. Cách dùng binh độc đáo, nghệ thuật quân sự kỳ tài, tấm gương đạo đức của ông mãi mãi là tài sản vô giá không riêng của dân tộc Việt Nam.

Hưng Đạo vương đã lường trước những khó khăn trong các cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông. Khó khăn đã được ông giải quyết từng bước thấu đáo, triệt để, không những trong phương lược chống giữ mà còn biểu hiện rõ nét và thống nhất từng bước đi trước đó hàng chục năm.

Tác chiến với một đội quân quá mạnh, vừa tinh nhuệ, vừa hiểm ác trong khi đó quân dân ta đã nhiều năm không quen chiến trận là một điều nan giải. Nhà Tống, một đế quốc phong kiến hùng mạnh với trăm vạn đại quân và hàng ngàn tướng giỏi vừa bại vong dưới vó ngựa Nguyên - Mông.

Giải quyết bài toán này, Hưng Đạo vương đã khéo léo khi khích lệ lòng quân (bằng tổng duyệt binh tại Đông Bộ Đầu); lòng dân (bằng Hội nghị Diên Hồng); lòng tự tôn, tự trọng của giới tôn thất, tướng lĩnh, quí tộc triều Trần (Hội nghị Bình Than). Bằng ý chí kiên cường, trí tuệ thiên tài và đặc biệt là tâm đức một lòng một dạ vì Tổ quốc, Hưng Đạo vương chính là ngọn cờ đầu, vị thống soái quân sự, vị thủ lĩnh tinh thần kiệt xuất cùng nhân dân cả nước làm nên những chiến công lịch sử.

Tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan cầm đầu đội quân chủ lực cùng những tướng soái thạo chinh chiến dẫn đại quân từ Ung Châu - Trung Quốc tiến thẳng vào Lộc Châu - Đại Việt (nay là Lộc Bình - Lạng Sơn) gần như không phải gặp sự kháng cự nào đáng kể.

Đúng như dự kiến, đại quân Nguyên - Mông đã dùng chiến tranh chớp nhoáng đánh Đại Việt. Ta sử dụng chiến lược từng bước lui binh, bảo toàn lực lượng, bỏ ngỏ kinh thành cho giặc dữ.
Dưới quyền thái tử Thoát Hoan có không ít những tướng lĩnh, những tên Hán gian cáo già bắt đầu nghi ngờ chiến lược lui binh của Trần Quốc Tuấn. Chúng hết sức cảnh giác và thận trọng sau khi chiếm được kinh thành Thăng Long và hạ lệnh cho đại quân của nguyên soái Toa Đô, khi ấy được cử đi đánh Chiêm Thành bằng đường biển quay sang  tiến công Nghệ An, dùng thế gọng kìm để bắt hai vua Trần và Trần Quốc Tuấn tại hành cung Thiên Trường.

Toa Đô cùng quân tướng phá vỡ ải Nghệ An, hung hăng tiến đánh Thanh Hóa, kẹp các vua Trần và bộ chỉ huy quân sự tối cao của vương triều vào giữa trùng vây. Trần Quốc Tuấn thừa lệnh hai vua, cử Trần Quang Khải, người văn võ toàn tài, vào Thanh Hóa, Nghệ An chặn giặc, cầm chân đội quân Toa Đô. Mặt khác, ông điều phần lớn quân chủ lực rút ra mạn biển, vùng đất chưa xảy ra chiến sự, theo đường biển đi thẳng vào Thanh Hóa, khéo léo hành quân luồn trở lại sau lưng đội quân Toa Đô phá thế chiến lược của chúng.

Cánh quân Toa Đô bị rơi vào thế bùng nhùng của cuộc chiến tranh, điều mà các tướng soái Nguyên -Mông hết sức ngán ngẩm. Đại quân Thoát Hoan lần chần có ý chờ vào thắng lợi của Toa Đô trong khi thời tiết ẩm thấp mùa hè phương Nam bắt đầu phát huy tác dụng ảnh hưởng xấu với giặc phương Bắc.

Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn điểm binh tướng, chấn chỉnh đội ngũ, hạ lệnh hành binh tổng phản công.

Đầu tháng 6 năm 1285, Hưng Đạo vương hạ lệnh tấn công A Lỗ và đại thắng. Vạn hộ hầu Lưu Thế Anh, chỉ huy các tướng lĩnh của địch ở đây đã phải bỏ đồn tháo chạy.

Thời cơ chiến lược của Hưng Đạo vương là chủ động đánh tan liên quân Toa Đô - Ô Mã Nhi ngay tại đại bản doanh của chúng ở Hàm Tử.

Chiến thắng Hàm Tử có tính bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ hai, tạo thế  và lực mới có lợi cho ta, tạo đà cho một chuỗi các chiến thắng Tây Kết, Chương Dương, Thăng Long… và Thoát Hoan phải rời bỏ kinh thành, ôm mối nhục của kẻ bại trận, hoảng loạn lui binh tạo ra một vết nhơ với đội quân Nguyên - Mông từng bách chiến bách thắng.

Trong lần thứ ba đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông (1287- 1288), một lần nữa, Hưng Đạo vương lại thể hiện vai trò quân sự kiệt xuất của mình cùng với quân và dân triều Trần đánh gục vĩnh viễn ý đồ xâm lược Đại Việt của chúng.

Cũng như những lần trước, chiến thuật của Hưng Đạo vương lui binh nhường thế thượng phong cho đại quân Nguyên - Mông được triển khai ngay từ những ngày đầu. Một lần nữa thái tử Trấn Nam vương lại mắc mưu Hưng Đạo vương

Đứng trước nguy cơ bị tập kích bất cứ lúc nào từ nhiều hướng, đám tướng lĩnh dưới quyền Thoát Hoan đã không có được cơ mưu nào chỉ còn nước bàn lùi: "Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ,  không có lương thực để ăn mà thuyền lương của Trương Văn Hổ lại không đến, khí trời lại nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống giữ lâu được, sẽ làm hổ thẹn triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn”.

Tâm trạng rối bời vừa sợ hãi vừa điên loạn, tháng 3 năm 1288, Thoát Hoan hạ lệnh triệt phá kinh thành Thăng Long, chia quân làm hai đạo thủy bộ rút về nước.

Một mệnh lệnh hành quân ô nhục nhất của đạo quân xâm lược.

Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị thánh tướng hiền minh của dân tộc, tầm vóc tài năng quân sự kiệt xuất vượt ra khỏi ranh giới Đại Việt, là một trong mười tướng lĩnh tài giỏi nhất mọi thời đại được thế giới tôn vinh. Tài năng quân sự của ông biểu hiện rõ nhất là giá trị sớm nhận thức được nguồn sức mạnh của nhân dân trong giữ nước, đánh giặc ngoại xâm. Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, Hưng Đạo vương có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông được vua Trần tin yêu, giao quyền tiết chế, thống suất cả vương hầu, tông thất, tướng lĩnh, dân binh, điều động toàn quân chống giặc. Bản lĩnh của Hưng Đạo vương thể hiện ở quyết tâm đánh địch và đánh thắng địch mạnh không gì lay chuyển, ngay cả những lúc thế nước ngàn cân treo sợi tóc đều tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, là ngọn cờ giữ vững lòng quân, lòng dân.

Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay từ thời bình cũng như trong thời chiến. Chủ trương sâu sắc của ông mà đỉnh cao là tư tưởng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”.

Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300), Bình Bắc Đại nguyên soái Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn qua đời. Theo di huấn, thi hài ông được hỏa táng, tro chôn trong rừng An Sinh. 

Vua Trần Anh Tông truy tặng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn tước: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương. Toàn quốc hầu như chỗ nào nhân dân cũng lập đền thờ Ngài và suy tôn Ngài là Đức Thánh Trần.

PHONG SƯƠNG
Nguồn Đại đoàn kết


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60573108

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July