Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Thứ ba, 13/8/2019, 11:30 (GMT+7) Bộ đội Việt Nam ''phủ xanh'' đất cằn ở Nam Sudan Thứ ba, 13/8/2019, 11:30 (GMT+7) Bộ đội Việt Nam ''phủ xanh'' đất cằn ở Nam Sudan , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Các sĩ quan mũ nồi xanh Việt Nam biến những khoảnh đất khô cằn thành vườn rau, luống hoa khiến nhân viên phái bộ Liên Hợp Quốc bất ngờ.

Bentiu (Nam Sudan) là vùng đất khô khốc, chỉ những cây bụi gai không lá và cỏ dại sống được.

Thời tiết nắng nóng như thiêu đốt, nhiệt độ ngoài trời từ 45 đến 50 độ C khiến khu vực đóng quân của Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc (UNMISS) ở đây lúc nào cũng bức bối. Giữa chốn cằn cỗi đó, khu doanh trại bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 1) của Việt Nam nổi lên như một công viên xanh mướt với cây cỏ, hoa lá, rau xanh.

Các phòng container của doanh trại được nối với nhau bởi những giàn mướp trĩu quả. Trước cửa phòng là hoa hướng dương, thược dược... đua nhau khoe sắc; giàn mồng tơi leo kín tường tạo thành thảm xanh mát mắt.

Cây mướp đầu tiên được bác sĩ Bùi Đức Thành đào hố, nhờ người lấy đất tốt bên ngoài doanh trại đem về trồng. Ảnh: BVDC

Cây mướp đầu tiên được bác sĩ Bùi Đức Thành đào hố, nhờ người lấy đất tốt bên ngoài doanh trại đem về trồng. Ảnh: BVDC

Để có được công viên xanh ấy, các sĩ quan mũ nồi xanh Việt Nam đã phải trải qua những ngày tháng gian nan của buổi đầu mới đặt chân lên vùng đất này.

Giám đốc bệnh viện dã chiến Bùi Đức Thành kể, năm 2018, khi 64 người của bệnh viện xuất quân đi làm nhiệm vụ, hành trang của họ đều có các túi hạt giống mang theo để trồng. Đây là kinh nghiệm được truyền lại từ những sĩ quan đầu tiên của Việt Nam tham gia gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc ở châu Phi, do thực phẩm của Liên Hợp Quốc cung cấp chỉ toàn đồ hộp và hàng đông lạnh. 

"Ngày đầu tiên đến Bentiu, sự mệt mỏi của chuyến hành quân xa cùng với thời tiết nắng nóng, đất đai khô khốc khiến tâm trạng của cán bộ, nhân viên bệnh viện bị ảnh hưởng đáng kể", trung tá Thành kể.

Bác sĩ Bùi Đức Thành thu hoạch mướp, xung quanh nhà ở, nhiều loài hoa khoe sắc. Ảnh: BVDC

Bác sĩ Bùi Đức Thành thu hoạch mướp, xung quanh nhà ở, nhiều loài hoa khoe sắc. Ảnh: BVDC

 

Anh Thành xốc lại tinh thần các thành viên bằng câu nói "không có việc gì khó". Sau khi nghiên cứu kỹ khí hậu, đất đai ở Bentiu, trung tá Thành quyết định gieo hạt mướp vì khả năng sống sót cao, trường hợp cây không thể ra hoa kết trái thì giàn mướp cũng sẽ cho bóng mát, giảm nhiệt độ ngoài trời.

Tuy nhiên, doanh trại đóng trên mảnh đất cứng và cằn, thiếu dinh dưỡng nên không thể gieo hạt. Bằng kinh nghiệm của con nhà nông, anh Thành thử nghiệm ngâm 7 hạt mướp vào nước ấm, sau 4 tiếng vớt ra ủ vào giấy vệ sinh đặt trong chiếc cốc. Mỗi ngày anh lại tưới một ít nước để giữ ẩm.

Sau ba ngày hồi hộp, những mầm trắng đầu tiên nhú ra rồi mọc rễ. Tuy nhiên, thách thức phía trước vẫn là lấy đất ở đâu để trồng. Anh nghĩ ra sáng kiến đào hố, nhờ sĩ quan ở các đơn vị bộ binh được phép ra ngoài doanh trại đi tuần tra, lấy giúp đất tơi, mỗi ngày một túi nhỏ đổ vào hố.

"Cứ như vậy dần dần hố cũng đầy đất. Sau giờ làm, tôi lại chăm lo, tưới tắm, che nắng che mưa cho cây, bảo vệ cây khỏi côn trùng, châu chấu, chăm bẵm như em bé", anh Thành kể. Từ 2 lá, 4 lá, cây bò lên cao dần, ra hoa kết trái như thách thức với nắng nóng sa mạc Châu Phi.

Từ cây đầu tiên, các sĩ quan mũ nồi xanh Việt Nam được truyền cảm hứng và sau đó nhiều giàn mướp đã mọc lên quanh doanh trại. Các loại rau khác như mồng tơi, rau đay, rau muống cũng dần được bổ sung nhờ sự cần cù của những y, bác sĩ sau giờ làm ở bệnh viện.

Bệnh viện dã chiến của Việt Nam đã phủ xanh khoảng 200m2 đất cằn cỗi ở khu vực doanh trại, cung cấp rau ăn hàng ngày và tặng các đơn vị bạn. Ảnh: BVDC

Bệnh viện dã chiến của Việt Nam đã phủ xanh khoảng 200 m2 đất cằn cỗi ở khu vực doanh trại, cung cấp rau ăn hàng ngày và tặng các đơn vị bạn. Ảnh:  BVDC

Phụ trách phòng tác chiến, nữ thiếu uý Sa Minh Ngọc thường kết thúc công việc hàng ngày của mình khi mặt trời đã xuống núi. Để giải toả căng thẳng và áp lực, Ngọc hỗ trợ chiến sĩ khối hậu cần trồng hoa quanh bệnh viện. Bên cạnh hướng dương, cúc, thược dược, loài hoa được trồng nhiều nhất là mười giờ vì dễ sống, mạnh mẽ, lớn nhanh và nở nhiều hoa.

"Trồng hoa vào đỉnh điểm của mùa khô, nắng nóng và thiếu nước nên các anh hậu cần phải xếp hàng ngoài đơn vị cả ngày để có nước chăm vườn rau, hoa quanh bệnh viện", thiếu úy Ngọc chia sẻ.

Thời gian tăng gia, trồng rau, hoa cũng giúp điều dưỡng, thiếu tá Bùi Thị Xoa vơi bớt nỗi nhớ nhà. "Sau những ca trực mệt mỏi, nắng nóng, khi về đến doanh trại thấy rau xanh, hoa nở, cảm giác thư giãn hơn nhiều", chị Xoa nói.

Sau khoảng 9 tháng, bệnh viện dã chiến của Việt Nam đã có 200 m2 đất được phủ xanh bằng những vườn rau, giàn mướp, giàn bầu... cung cấp rau xanh cho toàn đơn vị. Các chiến sĩ Việt Nam còn tặng rau củ quả cho các đơn vị bạn như Mông Cổ, Anh, Ghana và các cán bộ, nhân viên Liên Hợp Quốc.

Theo Giám đốc bệnh viện Bùi Đức Thành, mô hình tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã lan rộng toàn UNMISS. Hiện nay, bệnh viện dã chiến không chỉ trồng rau cho đơn vị mà còn cử người sang hướng dẫn, cung cấp hạt giống cho các đơn vị nước khác ở phái bộ.

Sĩ quan Việt Nam biến đất cằn thành vườn rau

Trong hơn 9 tháng làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình tại Bentiu (Nam Sudan), bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 1) của Việt Nam đã khám và điều trị cho 1.300 lượt bệnh nhân, mổ 60 ca trong đó có 20 ca trung và đại phẫu, vận chuyển bằng đường không về tuyến sau 6 trường hợp bệnh nhân nặng.

Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS) được thành lập ngày 8/7/2011 với nhiệm vụ bảo đảm hòa bình, xây dựng sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế lâu dài cho Nam Sudan, cũng như hỗ trợ chính phủ nước này hạn chế xung đột và bảo vệ dân thường. Bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 1) của Việt Nam bắt đầu tham gia UNMISS từ tháng 10/2018.

Hoàng Thùy


  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59778398

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July