Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 14/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tết cơm mới dân tộc Cống, Điện Biên Tết cơm mới dân tộc Cống, Điện Biên , Người xứ Nghệ Kiev
 

30/03/2016

Khi những bông lúa trên nương đã bắt đầu uốn câu, hạt thóc ngả màu vàng tươi là dấu hiệu mùa thu hoạch lúa nương đang đến gần, người Cống (Điện Biên) lại náo nức chuẩn bị tổ chức Tết cơm mới.

 Tết cơm mới là lễ hội lớn trong năm của người Cống (Ảnh minh họa)

Sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nương rẫy nên người Cống tổ chức nhiều nghi thức cúng lễ liên quan đến lĩnh vực này. Tết cơm mới là lễ hội lớn trong năm của họ. Đồng bào quan niệm từ khi phát nương, chọc lỗ, gieo hạt, họ đã nhận được sự giúp đỡ của ma lúa, linh hồn tổ tiên, ma rừng nên khi thu hoạch lúa họ phải làm lễ xin phép. Đồng thời, đây cũng là dịp để người Cống dâng lễ vật tạ ơn các thế lực siêu nhiên.     

Thời gian tổ chức Tết cơm mới thường được tiến hành vào khoảng tháng 8 Âm lịch. Lễ vật bao gồm: thịt sóc, chuột, cá, quả dưa, bí, khoai sọ, mía… tất cả được sắp theo đôi. Người Cống cho rằng ma tổ tiên chỉ nhận đồ lễ có số chẵn chứ không nhận số lẻ. Ngoài ra, khi cúng cơm mới, người Cống còn để những dụng cụ lao động như: lưỡi dao, lưỡi thuổng lên một chiếc mẹt và rắc chấu cốm lên trên, với quan niệm, những vật dụng này đã giúp con người phát nương, cuốc rẫy nên khi con người thu lúa nó cũng phải được chia phần. Trong đó, cơm cốm là lễ vật đặc biệt, không thể thiếu. Nó còn là món quà biếu đầy ý nghĩa cho bố mẹ họ hàng.

Tết cơm mới của người Cống thường diễn ra trong hai ngày: Ngày thứ nhất cúng mời tổ tiên, thần linh về nhận lễ lúa mới. Khi xưa, địa điểm cúng cơm mới thường được tổ chức ở gốc cây trên rừng cạnh bản. Ngày nay, địa điểm cúng thường là nhà của chủ dòng họ. Trước khi bắt đầu lễ cúng, ông chủ dòng họ buộc ta leo lên phía trên các cửa ra vào nhà. Khác với người Thái, ta leo của người Cống không đan hình mắt cáo mà được làm từ ba chiếc lạt đan vào với nhau. Mỗi chiếc được buộc thắt ở hai đầu với ý niệm những nút buộc này sẽ trói chân ma dữ ở lại ngoài cửa, không cho nó vào nhà; đồng thời buộc vía những người trong nhà, để vía của họ ở lại với thể xác, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, không bị ốm đau.

Giờ cúng cơm mới thường được bắt đầu từ 4 giờ chiều. Theo các cụ già người Cống đây là giờ mà tổ tiên có thể về nhà nhận lễ cơm mới. Ông chủ dòng họ ngồi bên cạnh mâm lễ vật, khấn mời ma tổ tiên về ăn lúa mới. Cúng xong, ông cầm con gà lên dùng dao cắt tiết, rồi bôi một chút máu lên cây tre với ý niệm mời ma tổ tiên ăn. Sau đó ông cúi người vít cần rượu mời tổ tiên uống. Bên cạnh việc cúng tổ tiên, ma lúa, người Cống còn có nghi thức cúng gọi hồn và cầu sức khỏe cho những đứa trẻ trong nhà nhân dịp Tết cơm mới.

Ngày thứ hai chủ yếu là ngày vui liên hoan cộng đồng, gia đình. Họ sẽ đến từng gia đình trong bản để thăm hỏi. Các gia đình dù nghèo hay giầu đều mổ lợn hoặc gà, vịt để ăn mừng. Mâm cơm liên hoan ngày cơm mới có thể ít thịt, thiếu cá, nhưng nhà nào cũng phải có xôi cốm và các loại quả, rượu, măng để mời khách. Sau những ngày đi nương, đi rừng miệt mài kiếm sống, Tết cơm mới là dịp họ gặp nhau để tâm sự, trò chuyện. Cuộc liên hoan thường kéo dài hết cả ngày thứ hai, đến xế chiều dường như men rượu đã ngấm, họ gõ chiêng, chụm chọe, hát múa tưng bừng. Theo lí của người Cống, các cụ bà phải múa trước để mở màn cho cuộc liên hoan văn nghệ, sau đó con cháu mới được múa theo. Bà chủ dòng họ vung gạo vào những người đang múa với ý niệm cầu may mắn. Điệu múa trong ngày cơm mới diễn ra tuy đơn sơ nhưng nồng hậu ấm áp. Động tác múa của nữ giới uốn lượn mềm mại, uyển chuyển; động tác múa của nam giới mạnh mẽ, dứt khoát. Mọi người đến xem hò reo, cổ vũ náo nhiệt, khiến không khí của ngày hội thêm tưng bừng.

Sau lễ cơm mới, người Cống yên tâm, tin tưởng, vui vẻ bước vào những ngày thu hoạch lúa bận rộn miệt mài.

(Theo Dantocviet.vn)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/tet-com-moi-dan-toc-cong-dien-bien-20160314105755609.htm



  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 10
Total: 70130658

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July