Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hội xuân Say Sán ở Sín Chéng Hội xuân Say Sán ở Sín Chéng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Có một lễ hội mùa xuân ở rất sâu sau những dãy núi cao, nơi đầu nguồn sông Chảy, nơi sa mộc reo vi vu trên những đỉnh đồi gió lộng, nắng lấp lánh trên những chiếc ô màu và chân váy căng phồng của người Mông ở Simacai. Xuân về, bạn hãy cùng chúng tôi đi “say sán” ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai).
Người dân tộc thiểu số ở các vùng đất khác nhau có nhiều cách gọi tên cho lễ hội đón xuân: người Tày ở Tây Bắc xuống đồng vui hội Lồng Tồng, người Mông ở Pha Long, Sa Pa chơi hội Gầu Tào thì người Mông, Tày, Nùng ở Sín Chéng vui hội Say Sán, theo tiếng địa phương có nghĩa giản đơn là “đi chơi núi”.

Hội xuân Say Sán đông vui và đầy màu sắc (Ảnh: Việt Nguyễn)

Rời Hà Nội trên chuyến tàu đêm đi Lào Cai, chúng tôi khao khát được hít thở hương xuân giữa đất trời lồng lộng, được ngẩn ngơ trước những cành đào rừng đỏ thắm khỏe khoắn và hoa mận trắng tinh khiết, được sống với cảm xúc mùa xuân cùng đồng bào miền biên thùy… Từ Simacai ngược dòng sông Chảy, chúng tôi rời con lộ đi Pha Long - Mường Khương rẽ lối vào Sín Chéng, xã trung tâm của huyện Simacai, cách huyện lỵ khoảng 10km.
Buổi sớm tinh mơ và sương khói trên con đường đá sỏi nhấp nhô, hai bên núi và núi, cây và cây. Nắng sáng bừng trên những ngọn sa mộc tạo nên một khung cảnh thơ mộng trên đường vào thôn Mào Sao Phìn của Sín Chéng. Mặt trời chưa đủ ấm để xua tan cái lạnh ẩm ướt đang la đà trên mặt đường.
Mới vào xuân nhưng đã thấy có người dắt trâu lên núi, thấp thoáng bóng phụ nữ cắt cỏ trên đồi, chiếc váy Mông xòe to lẫn vào cây bụi. Trong khi rất nhiều người đang say sưa chơi hội, trên cánh đồng bà con đã cày bừa. Trẻ theo cha mẹ ra đồng, đứa lớn cuốc đất, đứa bé ngồi chơi trên bờ cỏ. Phải chăng mùa xuân cũng bắt đầu từ trên những cánh đồng?
Sín Chéng nằm trên vùng cao hùng vĩ, hiểm trở, độ dốc lớn, lại bị chia cắt thành những thung lũng sâu và nhỏ nằm chen với những dãy núi, tạo thành vách đứng nên có được một khoảng đất khá rộng ở thôn Mào Sao Phìn để tổ chức hội Say Sán quả là lý tưởng.
Say Sán ban đầu là nơi giao duyên, hò hẹn của trai gái người Mông sau một năm làm việc vất vả; dần dà phát triển với ý nghĩa rộng lớn: lễ tế tổ tiên, cầu phúc cho người Mông được che chở, sống một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, con cái sum vầy.
Trên sườn đồi người ta dựng cây nêu cầu phúc, phần ngọn là một cành mai để nguyên lá cuộn tròn tượng trưng vầng nhật nguyệt, có một dải dây màu đỏ và đen tượng trưng đất và trời.

Hát giao duyên dưới gốc cây nêu (Ảnh: Việt Nguyễn)

Phần lớn phụ nữ và đàn ông trung niên tụ tập quanh gốc nêu để uống trà và hát giao duyên, trong khi cánh thanh niên chia làm nhiều nhóm nhỏ đứng ngồi khắp nơi, bất kể mặt trời lên đốt cháy quả đồi cát bụi và những quán ăn không có mái che, chỉ có bàn gỗ, ghế gỗ và nồi nước dùng bốc hơi nghi ngút hòa vào với nắng trưa tạo nên một thứ sương khói lung linh, bảng lảng.
Chúng tôi bị cuốn theo những nhịp váy xòe của người Mông ở Simacai. So với nhiều nhánh dân tộc Mông khác, trang phục truyền thống của họ đặc biệt hơn: chiếc váy thổ cẩm rộng và dài xuống tận gót chân, sắc hồng tươi lấp lánh, xòe bung dưới nhịp chân uyển chuyển của các bà các cô, uốn lượn như những đợt sóng trào, gợi cảm và quyến rũ.
Bạn tôi sà vào một quán phở nằm giữa trung tâm hội, ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ rồi đi xuống cuối con đường hội phủ đầy hàng quán để mua xôi màu, trứng luộc, mía tím… mà vẫn tiếc nuối vì chưa kịp mua con gà thì chủ quán đã chặt hết để bán phở! Tôi ngơ ngẩn trên sườn đồi, nghe hương xuân hội hè ồn ào và rộn rã chảy miết quanh mình. Tiếng hát gầu plềnh bay cao hơn ngọn nêu về với trời cao, về phía núi hay về phía những trái tim yêu. Lời hát chở đầy yêu thương và tin tưởng: Nước chảy, mặc nước chảy… Đất không chảy được đâu… Anh đi anh cứ đi… Em không đi em sẽ phải lên núi, lên đồi em khóc…
Thủy Trần (theo TTCT)

 

Theo Quehuongonline


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 23
Total: 69976207

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July