Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 14/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Người Mông ở bản Nà Tấu với tục giã bánh dày ngày Xuân Người Mông ở bản Nà Tấu với tục giã bánh dày ngày Xuân , Người xứ Nghệ Kiev
 

26/02/2016

Khi những chùm hoa mận, hoa mơ nở trắng những triền đồi báo hiệu một mùa xuân mới đang về cũng là lúc đồng bào Mông bản Nà Tấu bắt đầu đón Tết cổ truyền. Khác với người Kinh, Tết của đồng bào Mông thường được tổ chức sớm hơm Tết Nguyên đán một tháng. Trong những hoạt động đón Tết cổ truyền ngoài rượu, thịt thì giã bánh dày là thứ không thể thiếu được với đồng bào mỗi dịp Tết đến Xuân về.

 Bánh dày, theo quan niệm của người Mông, là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất

Bánh dày, theo quan niệm của người Mông, là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Người Mông ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, thường giã bánh dày vào dịp Tết hoặc khi kết thúc vụ mùa.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Giàng A Chợ, ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn còn vui. Không vui sao được vì 8 đứa trai, con gái của Nà Tấu tham gia thi giã bánh dày trong ngày hội văn hoá các dân tộc tỉnh Điện Biên vừa đạt giải nhất của hội thi.

Miệng anh cười, mắt anh cũng cười khi kể về tục giã bánh dày, bằng thứ tiếng phổ thông pha lẫn tiếng Mông, lơ lớ: Các cụ cũng không dạy bảo gì đâu nhưng lớn lên là chúng tôi đã biết giã bánh dày là phong tục, tập quán của người Mông. Cứ vào dịp Tết, ngày 29 Tết là ngâm gạo, giã bánh dày. Bánh dày thì ai cũng thích, cụ già, em nhỏ đều thích cả. Bánh dày này để được lâu, khoảng một tháng cũng được. Nó chỉ cứng lại, sau đó mình đem rán lên thì rất ngon, rất giòn. Nếu bánh dày có gạo thơm nữa thì càng thơm.

Trong bản người Mông, nhà nhà làm bánh dày, cả bản cũng làm bánh dày. Thứ bánh làm từ nếp, giã nhuyễn, nặn hình tròn, sau đó đặt lên những chiếc lá dong xanh này cũng coi như thức ăn hằng ngày nên người Mông thường làm bánh để mang lên nương, lên rẫy dùng khi đói lòng. Nhưng cũng có khi làm bánh trong những ngày giỗ người đã khuất.

Giàng A Chợ kể: Tục lệ chính liên quan đến bánh dày là giã bánh dày để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Làm bánh dày để mời ông bà, cha mẹ đã mất về chia vui ngày Tết cùng gia đình. Mình đặt bánh dày trên bàn thờ để mời họ. Phong tục của mình là trong ngày giỗ bố mẹ, ông bà cũng phải giã bánh dày. Trong ngày ấy, làm một cái bánh to, đặt trên cái mẹt thờ đến hết ngày giỗ. Tức là con người, người sống ăn bánh dày, chết đi cũng ăn bánh dày.

Cũng có khi cả bản người Mông cùng giã bánh dày. Ấy là khi Tết đến. Cứ tối ngày 29 tháng cuối cùng của năm thì nhà nhà, người người trong bản người Mông ngâm gạo, đồ xôi. Đến sáng ngày 30 thì giã bánh, chiều 30 thì làm thủ tục ăn Tết gà (Tết của người Mông). Cho nên, trong ngày Tết, cả bản người Mông cứ thậm thịch tiếng chày giã bánh, nồng đậm hương thơm của nếp giã bánh dày.

Chuyện làm bánh dày cũng công phu và mất thời gian. Giàng Thị Khía, người tham gia vào đội thi giã bánh dày của xã Nà Tấu hôm nay, nói rằng phải xát gạo, ngâm gạo, đồ xôi, giã bánh rồi mới nặn bánh. Tức là cũng phải mất một ngày thì mới làm xong một mẻ bánh. Giàng Thị Khía cho biết: Cách làm bánh dày ngon thì trước tiên phải chọn gạo. Gạo ngon tức là gạo nếp cẩm, hoặc là gạo trắng nhưng hạt gạo phải to đều, khi đồ lên phải thật dẻo.

Mình ngâm gạo trong vòng 1 ngày, lúc đồ thì cũng phải đồ lâu, khoảng 1 tiếng, để cơm chín kỹ. Tức là khi sờ thấy hạt gạo đã dẻo thì thêm một chút nước lên bề mặt gạo để gạo chín thêm cho mềm, dẻo, càng có độ dính thì càng tốt. Khi chuẩn bị giã thì chọn vừng, rang lên và giã. Còn phải luộc trứng, bỏ đi lòng trắng, chỉ lấy lòng đỏ để xoa tay và xoa các dụng cụ để nặn bánh để không bị dính. Đồ gạo xong, lúc xôi còn đang nóng thì phải mang ra để giã luôn. Nếu để nguội mới giã thì bánh không nhuyễn, sẽ cứng, khô và khi nặn bánh thì bánh sẽ bị nứt nẻ, không ngon. Giã xong rồi thì cũng phải nặn bánh ngay, nếu để nguội thì không nặn được.

Giã bánh dày không chỉ là chuyện trong mỗi gia đình người Mông ở Nà Tấu. Bản văn hoá này giờ có tới hàng chục đội chuyên giã bánh dày và liên tục được mời đi trình diễn, giới thiệu về tục giã bánh dày trong các ngày hội văn hoá các dân tộc trên tỉnh. Hôm nay, Nà Tấu có tới 2 đội, mỗi đội 2 nam, 2 nữ, tham gia hội thi giã bánh dày. Bọn con trai phải là đứa khoẻ mạnh mới mang được chày giã bánh. Còn bọn con gái thì phải là đứa khéo tay.

Vàng A Thắng, thành viên của đội giã bánh dày Nà Tấu, cho biết: Từ tối qua, đội tôi đã ngâm gạo rồi. Đến sáng thì đồ gạo lên rồi giã. Giã khoảng 10 đến 15 phút. Chày giã nặng khoảng 30 đến 40 kg. Khi giã phải đều tay và phải cố hết sức thì gạo mới đều và dẻo được. Giã đến khi gạo thật dẻo là được. Nam thì giã bánh còn nữ thì nặn bánh. Mệt lắm. Nhưng hôm nay được giải cao thì thích lắm. Tham gia nhiều lễ hội rồi. Còn ở trong bản thì lúc nào cũng giã bánh dày. Khi nào đến Tết thì càng giã nhiều hơn.

Khi bánh dày còn là vật cúng lễ, còn là món ăn truyền thống của người Mông, thì con trai, con gái người Mông ở Nà Tấu vẫn còn giã bánh dày.

(Nguồn: vovworld)

 



  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 14
Total: 70138394

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July