Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 15/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên , Người xứ Nghệ Kiev
 

21/01/2016

Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có 

Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn Tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, Tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

Ngay từ sáng sớm, bà con trong bản đã náo nức chuẩn bị cho ngày Tết rất riêng của mình. Mỗi gia đình đều cử người đi lên các nương lúa cách nhà đến vài giờ đi bộ để hái hoa Phạt loóng (hoa mào gà) để về làm đồ cúng, làm vòng hoa đội đầu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Đây là nghi thức không thể thiếu được trong những ngày này với quan niệm phụ nữ và trẻ em là những người yếu thế, cần dùng loại hoa thiêng này để giữ hồn cho khỏi bị đau ốm, xui xẻo.

Tại nhà thầy cúng, 1 nghi lễ trang trọng được diễn ra trong buổi chiều cuối năm cũ với nghi lễ gọi hồn, mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Đồ cúng gồm 1 cây nứa tượng trưng cho cầu nối hai thế giới âm dương, trên thân cây có trang trí những bông hoa Phạt Loóng màu đỏ và vàng, được coi là con đường để linh hồn tổ tiên đi về nơi thờ cúng. Một số đồ cúng khác như ống tre, hòn đá kê bếp, bát gạo, vòng bạc, trứng gà, nến... Những người phục vụ cắt tiết gà, chọc tiết 1 con lợn gần 70 kg ngay trên sàn nhà nơi đặt mâm cúng cho lễ cúng sống.

Tiếp sau đó là lễ cúng chín với khoai sọ, thịt lợn đủ các bộ phận đã luộc chín, canh cá nấu bằng ống tre, rượu cần, hành tỏi, búi rơm…. Các đồ cúng này là do mỗi gia đình trong bản mang đến đóng góp để thầy làm lễ.

Thầy cúng làm lễ chung cho cả bản với bài khấn có nội dung: “Một năm đã cũ đã qua rồi, năm mới đã đến, chúng con xin tổ tiên và các thần linh cho phép tổ chức Tết hoa, nhảy múa vui chơi để sau Tết, con cháu đều mạnh khỏe, không ốm đau, làm ruộng thóc lúa đầy đồng, trâu bò, lợn gà đầy rừng; con ma ở trong rừng lủi đi mà không bay vào nhà làm hại mọi người…”

Trong khi thầy cúng của bản đang tổ chức lễ cúng cuối năm, thì tại các gia đình cũng đang rộn rã mổ lợn, gà, đồ xôi, làm bánh cho mọi người ăn Tết. Tại mỗi gian thờ cúng của từng gia đình, các ông chủ nhà cũng làm lễ cúng riêng cho mỗi gia đình; báo cáo kết quả 1 năm làm ăn, cầu khấn cho năm mới may mắn và mời tổ tiên về ăn Tết. Trong buổi tối hôm đó, cả bản đem thức ăn đến góp và ăn uống tại nhà thầy cúng với một không khí đoàn kết của cộng đồng.

Sang ngày đầu tiên của năm mới, cả bản lại tụ tập trên khoảng sân lớn giữa bản để tham gia nhảy múa cùng các trò chơi dân gian như đánh cù, bắn súng phốc, đẩy gậy, kéo co… Tại vị trí trang trọng nhất, thấy cúng và các cụ già trong bản ngồi bên mâm lễ vật, tượng trưng cho tổ tiên hiện về, uống rượu say ngất ngư và nhảy múa cùng bà con trong bản. Sau đó tất cả các gia đình lại góp cỗ, cùng tổ chức ăn uống vui vẻ trong suốt cả ngày.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có, nếu như không nói là rất hiếm; hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời tiêu biểu đó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội người Cống; phản ánh sinh động đời sống và bản sắc tộc người. Chính vì vậy,Tết hoa từ bao đời nay và mãi mãi vẫn là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần mỗi dịp đón mừng năm mới của đồng bào dân tộc Cống.

(Theo Dantocviet.vn)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/tet-hoa-doc-dao-cua-dong-bao-cong-dien-bien-20160108095026447.htm



  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 10
Total: 70140938

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July