Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 18/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tương Bần Tương Bần , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Hưng Yên là địa danh được biết tới với những đặc sản nức tiếng gần xa như nhãn lồng hay tương Bần. Mỗi một thứ đặc sản có một hương vị rất riêng nhưng lại gợi cho người dân nơi đây một ý nghĩa rất chung. Nhãn lồng thể hiện sự ngọt thơm của đất mẹ, còn tương Bần thì lại gợi lên sự đằm thắm, đượm đà tình quê.

 



Những chum tương được phơi ngoài nắng tạo vị ngon của tương


Ai đã có dịp ghé qua làng Bần Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên, thưởng thức món tương đặc sản có tiếng nơi đây, thì chắc hẳn sẽ khó mà quên được món tương dễ gây “nghiện” này. Bên cạnh những loại tương có tiếng như tương Cự Đà hay tương Nam Đàn, thì tương Bần cũng được khá nhiều người biết đến. Do mỗi nơi có điều kiện khí hậu, cũng như nguồn nước khác nhau mà tương mỗi nơi cũng có hương vị khác nhau. Tương Bần cũng vậy, nó mang một hương vị rất riêng - hương vị của mảnh đất Hưng Yên ngàn năm văn hiến.

Để có một mẻ tương Bần ngon, đúng vị đặc trưng, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Chủ hiệu Minh Quất (số 135, thị trấn Bần, Mỹ Hào, Hưng Yên), người đã có kinh nghiệm làm tương và gia truyền 5 đời truyền lại, chia sẻ: “Để có một mẻ tương ngon, chuẩn là cả một quá trình, từ việc chọn gạo thì phải là loại nếp cái hoa vàng chuẩn, đỗ tương thì phải là loại đỗ được trồng quanh trên mảnh đất Hưng Yên này và phải đều hạt, muối thì phải là loại muối tinh chọn lọc. Cứ nấu 100 lít tương thì phải cần tới 30kg gạo, đỗ thì bằng một phần hai gạo và 18kg muối. Cả ba thứ kết hợp lại tạo nên một thứ nước tương vừa thơm, vừa đặc sánh, lại ngọt đằm.”


Xong không phải cứ ba loại nguyên liệu trên trộn lại một cách thông thường mà có thể tạo nên một thứ đặc sản thơm ngon, mà nó còn phải trải qua một chu trình từ rang, đồ, cho đến tạo mốc, rồi mang ủ. Gạo nếp được đồ thành xôi, sau đó phải bóp thường xuyên để tạo mốc vàng, làm cho hạt gạo tơi xốp thì lúc đó mới đạt tiêu chuẩn; đỗ tương thì phải rang vàng rồi ngâm bảy tới tám ngày; sau đó khuấy đều ba thứ lại rồi mang ra chum sành ủ cho tới khi tương ngấu.

“Tương phải được ủ trong chum, phơi ngoài nắng để từ hai tới ba tháng cho ngấu thì mới mang ra ăn hay bán được. Loại chum được chọn để ủ tương cũng phải là loại chum sành chứ không thể chọn một loại chum khác. Gia đình tôi phải đặt tận Ninh Bình và cũng phải xuống tận nơi để chọn từng chiếc một. Khi chọn chum thì phải chọn những chiếc thật già, mỏng chum, gõ phải có tiếng vang mới đạt tiêu chuẩn.” Anh Định, chủ hiệu tương Định Thu, ngụ xóm Hồng Kỳ, thị trấn Bần, Mỹ Hào, Hưng Yên chia sẻ.


Từ xa xưa, món tương đã rất quen thuộc trong mâm cơm của người Việt, và đến nay, món tương vẫn được nhiều gia đình coi là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của mình. Tương rất dễ kết hợp với các món ăn khác, tương có thể chấm rau hay chấm thịt, ngoài ra nếu kho cá mà cho một chút tương vào thì đảm bảo niêu cá sẽ có hương thơm phức và vị thì ngon tuyệt.

Anh Hoàng Long, một vị khách trung thành của tương Bần chia sẻ: “Tôi là người Hải Phòng nhưng làm việc trên Hà Nội. Cách đây vài năm, tôi được một người bạn cùng làm mời về Hưng Yên chơi. Trong bữa cơm, tôi thấy có bát nước tương, tôi ăn thấy vị rất lạ nhưng cũng rất ngon. Hỏi ra mới biết đó là đặc sản nơi đây, nên tôi có nhờ người bạn mua giúp một chai về cho gia đình ăn thử. Về nhà ai nấy ăn xong đều khen ngon, nhất là mẹ tôi, món gì bà cũng mang tương Bần ra ăn cùng. Từ đó tới giờ, mọi người trong nhà tôi đều “nghiện” món gia vị  này. Vậy nên cứ mỗi lần về quê là tôi lại ghé qua làng Bần để mua mấy chai tương về cho gia đình.”



Sản phẩm của làng 

Không chỉ những vị khách xa tới mua hàng mới nhận xét vậy, mà chính người dân nơi đây họ cũng “nghiện” cái món đặc sản quê mình, cũng giống như người mới ăn hay người đã ăn quen món tương này đều thấy nhớ.

Cô Bích, một người dân sống cạnh làng Bần và là chủ một đại lý bán lẻ tương Bần cho biết: “Nhà tôi biết tới món tương này từ lâu lắm rồi, một phần vì mình là người dân ở đây, phần nữa là do các cụ nhà tôi trước kia cũng thường ăn món này rồi. Vậy nên trong mâm cơm nhà tôi bữa nào cũng phải có bát tương. Ăn riết bây giờ thành thói quen rồi, bữa nào không có là thấy bữa đó kém ngon. Bây giờ nhà tôi còn lấy luôn cả tương của cơ sở sản xuất về bán lẻ vì nhà mình gần mặt đường, buôn bán cũng thuận tiện hơn. Lúc mới mở cửa hàng cũng hơi khó bán, nhưng sau người này ăn ngon truyền tai người kia, thế là họ cứ tìm theo địa chỉ về đây. Bây giờ, khách quen đến cứ phải lấy mỗi lần cả chục lít về ăn, rồi cả đem biếu nữa.”

Hiện nay, số gia đình vẫn còn làm tương tại thị trấn Bần chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay, xong không vì thế mà chất lượng tương giảm đi, một số hiệu tương truyền thống cũng luôn dạy cho con cháu mình cách làm tương để gìn giữ nghề truyền thống của gia đình từ nhiều đời truyền lại. Để rồi cho đến nay, tương Bần vẫn có sức lan tỏa lớn trong nền ẩm thực Việt Nam. Và nhẹ nhàng, nó đi vào ca dao dân ca Việt Nam, không chỉ như một món ăn giản dị mà hơn thế - là món ăn tinh thần gợi nhớ tình quê: Em đi trăm quán ngàn cầu/ Hải vị cũng thuộc, sơn hào cũng quen/ Mà sao em vẫn cứ thèm/ Đĩa rau muống luộc, lại thêm tương Bần.

Hoàng Hiền - Nguồn Quehuongonline.vn

 


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 70219592

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July