Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 16/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những trang phục độc đáo của người Si La, Pu Péo, Rơ Măm... Những trang phục độc đáo của người Si La, Pu Péo, Rơ Măm... , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Dân Việt - Người Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu... tuy với số dân dưới 1000 người, nhưng luôn giữ được những nét văn hóa riêng có, đặc sắc, thể hiện qua những trang phục độc đáo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Si La (Số dân: trên 700 người)

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Si La cư trú chủ yếu ở các tỉnh lai Châu, Điện Biên. Tại đây, người Si La còn được biết đến với các tên gọi khác như Cú Dé XửKhà Pé.

Trang phục khá cầu kì của người Si La
Trang phục khá cầu kì của phụ nữ người Si La

 

Trang phục của phụ nữ Si La khá cầu kỳ. Mảng áo trước ngực áo may bằng vải khác màu với thân áo và được gắn những đồng xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của phụ nữ cũng có sự phân biệt khác nhau tuỳ theo lứa tuổi. Riêng các cô gái thường đeo thêm chiếc túi được làm bằng dây rừng, trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ.

Dân tộc Pu Péo (Số dân: trên 700 người)

Dân tộc Pu Péo sống chủ yếu ở vùng núi thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, ngoài ra có một số ít sinh sống ở tỉnh Đồng Nai. Trang phục của người Pu Péo thể hiện cá tính riêng trong chủng loại, cách sử dụng và hoa văn trang trí.

Nét cá tính trong trang phục của người Pu Péo
Trang phục của phụ nữ người Pu Péo khi Lễ cúng thần rừng 

 

Phụ nữ Pu Péo thường để tóc dài quấn quanh đầu, cài bằng lược gỗ, hoặc đội khăn vuông phủ lên tóc buộc thắt ra phía sau gáy. Trong ngày cưới, cô dâu còn đội mũ xung quanh có trang trí hoa văn theo bố cục dải băng và đính các bông vải. 

Phụ nữ thường mặc hai áo: áo trong là chiếc áo ngắn cài cúc nách phải, màu chàm không trang trí hoa văn, có đường viền điểm xuyết ở cổ áo; áo ngoài là loại xẻ ngực, cổ và nẹp trước liền nhau, không cài cúc, ống tay áo, nẹp áo và gấu áo có trang trí hoa văn nhiều màu. 

Váy của phụ nữ là loại váy dài, màu đen, quanh gấu được trang trí hoa văn, hoặc có loại trang trí cả ở giữa thân váy. Phía ngoài váy còn có "yếm vải".

Dân tộc Rơ Măm (Số dân: trên 400 người)

Người Rơ Măm sinh sống rải rác ở các địa bàn thuộc Kon Tum, TP.HCM, Đồng Nai. Họ có phong cách riêng trong tạo dáng và trang trí trang phục, đặc biệt là trang phục nữ. Người Rơ Măm xưa kia có tục "cà răng, căng tai", đến tuổi trưởng thành, trai gái đều cưa cụt 4 hoặc 6 răng cửa của hàm trên. Hiện nay lớp trẻ đã bỏ tục này. 

Trong trang phục, áo là loại cộc tay, vai thẳng (không khoét cổ như áo của người Brâu), thân áo thẳng, màu sáng (màu nguyên của sợi bông), hình dáng gần vuông giống áo Brâu. Các đường viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học. 

Váy là loại váy hở màu trắng nguyên của sợi bông. Bốn tà váy ở phần dưới gấu và giữa thân váy có các đường viền hoa văn màu đỏ với mô típ hoa văn hình học và sọc ngang. Họ thường đeo hoa tai vòng to, nặng xệ xuống. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo hoa tai bằng gỗ. Vòng tay là loại bằng đồng nhiều xoắn. Lý do được chọn của trang phục Rơ Măm chính là màu sắc và phong cách trang trí áo, váy phụ nữ.

Trang phục của người Rơ Măm
Trang phục của người Rơ Măm

 

Phụ nữ thường để tóc dài búi sau gáy, thích đeo khuyên, hoa tai, vòng tay và đeo những chuỗi cườm ở cổ.

 

Người Brâu (Số dân: trên 400 người)

Người Brâu cư trú tại địa bàn Kon Tum và TP.HCM. có trang phục đơn giản nhưng vẫn thể hiện cá tính trong tạo hình và trang trí. Phụ nữ để tóc dài hoặc cắt ngắn, đeo nhiều vòng trang sức (chuỗi hạt cườm ngũ sắc, hoặc vòng đồng, bạc) ở tay chân và cổ.

Trang phục của người Brâu
Trang phục của người Brâu

 

Trước đây, phụ nữ để mình trần, mặc váy hở, quấn quanh thân. Thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang. 

Mùa lạnh họ mang chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Thân áo phía mặt trước và sau được xử lý mỹ thuật cũng theo nguyên tắc như váy. Toàn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên vai và gấu áo. Lưng áo được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo.


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 11
Total: 70165182

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July