Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 15/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Giữ câu hát ống cổ xưa Giữ câu hát ống cổ xưa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Đôi nam nữ đứng cách nhau hàng chục mét, nhưng nhờ có dụng cụ đặc biệt nên họ vẫn nghe rõ mồn một tiếng hát của nhau. Nghệ thuật hát ống độc đáo này đã được khôi phục ở thôn Hậu (xã Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang).

Kết nối đam mê

Đường về thôn Hậu qua những con ngõ nhỏ quanh co, chúng tôi tìm đến Câu lạc bộ (CLB) hát ống, hát ví xã Liên Chung vào đúng dịp làng có hội, mọi người kéo nhau đi nghe hát trong không khí náo nức. Tiếp chuyện chúng tôi là ông Nguyễn Văn Đài, 72 tuổi, người đã tham gia hát ví, hát ống từ khi còn ở tuổi thiếu thời, cũng là một trong những người có công sưu tầm, khôi phục vốn văn hoá quý giá này.

Ông cho biết: “Không nhớ rõ hát ống, hát ví có tự bao giờ, nhưng chỉ nhớ rằng khi tôi còn rất nhỏ đã được nghe các cụ cao niên trong làng hát vào mỗi dịp hội làng. Khi tôi lên 16 tuổi, tôi được ông nội truyền dạy và còn nhớ cho đến ngày nay”.



 Hình thức hát ống giao duyên của đôi nam nữ


Nghệ thuật hát ống, hát ví khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ bởi loại hình sinh hoạt này đã vắng bóng từ lâu. Mãi cho đến tháng 4/2012, môn nghệ thuật này mới được phục dựng và ngân vang trở lại. Ông Ngô Văn Nguyên – Chủ nhiệm CLB Hát ống, hát ví Liên Chung phấn khởi kể: “Quá trình phục dựng điệu hát này cũng vất vả. Ban đầu vài ba thành viên lớn tuổi tập hợp nhau lại, sau dần kết nối thêm nhiều người đam mê ca hát. Cho đến nay CLB hát ví, hát ống đã có 31 thành viên. Thời điểm nhộn nhịp nhất vào tháng 3 âm lịch, sau khi đón Tết, các lễ hội được tổ chức, có các đơn vị mời chúng tôi đến để giao lưu, khi thì tổ chức hội thi… Bên cạnh đó, CLB đã không ngừng sưu tầm những bài hát cổ, phân loại và truyền dạy cho hội viên”.

Ông Nguyên vui vẻ “khoe” thành tích: Sau 1 năm phục dựng, CLB đã đi diễn khắp nơi, đặc biệt các hội thi văn hóa các dân tộc miền Bắc đều có giải, dù không cao nhưng đó là sự động viên tinh thần, niềm tự hào cho bà con xã Liên Chung.

Nghệ thuật hát đối độc đáo

Nói đến nghệ thuật độc đáo này, ông Đài cho biết: Hát ống về hình thức vẫn là hát ví, nhưng hai bên hát thông qua một dụng cụ là hai chiếc ống bằng tre có đường kính từ 7-10cm, dài chừng 15-20cm thông hai đầu, một đầu được bịt bằng da ếch, liên kết hai ống với nhau bởi một sợi dây tơ tằm buộc vào hai chiếc kim khâu. Tuỳ thuộc vào cự ly hát mà sợi dây dài hay ngắn, thường là từ 60 - 70 sải tay. Khi hát, âm thanh làm các màng da ếch rung lên, tín hiệu âm thanh truyền qua sợi dây tới đầu ống bên kia, người nghe dù đứng xa hàng chục mét vẫn nghe rõ tựa như phát ra từ loa nhỏ.

Lý giải cho sự ra đời của nghệ thuật này, ông Đài cho rằng, ngày trước, thời các cụ “nam nữ thụ thụ bất thân”, dù có thương nhớ nhau cũng chỉ bày tỏ qua lời ca, câu hát. Do vậy, các cụ đã sáng tạo ra môn nghệ thuật hát ống để có thể truyền tới nhau những tiếng hát giao duyên, hát đối nam – nữ… Để bắt đầu cuộc hát giao duyên, phía bên nam thường hỏi trước với câu hỏi: “Hỏi cô thắt cái bao xanh/ Có về làng Hậu quê anh thì về/ Làng Hậu có gốc cây đề/ Có sông tắm mát có nghề làm ăn”. Phía bên nữ sẽ đáp: “Thương anh em cũng muốn về/ Chỉ e vụng dại bạn chê, người cười/ Thương nhau chín bỏ làm mười/ Thế gian cứ nhại ai cười mặc ai”. Sau lời chào hỏi duyên dáng mà không kém phần “bạo dạn” ấy, buổi hát đối đáp giao duyên tiếp diễn sôi nổi, gửi gắm tâm tư, tình cảm yêu thương của đôi bên.

Chị Nguyễn Thị Lộc - thành viên CLB hát ống, hát ví xã Liên Chung háo hức nói: “Tôi là người làng bên, năm 18 tuổi về nhà chồng thì được chính cụ Nguyễn Thị Lược- mẹ chồng tôi- truyền dạy. Khi biết xã có chính sách khôi phục lại nét văn hóa cổ xưa này tôi tham gia ngay, cho đến nay CLB đã đi diễn khắp nơi. Đi hát thế này chúng tôi không có kinh phí, nhưng chị em ai cũng phấn khởi. Giao lưu với bạn nghề, học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như văn hóa của các đội bạn giúp chúng tôi hiểu hơn về văn hóa truyền thống của quê hương”.

Ông Dương Minh Hiểu - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Chung cho biết: "Khó khăn lớn nhất là hình thức nghệ thuật này đã bị mai một cách đây khoảng hai chục năm, những nghệ nhân có tâm huyết hiện nay không còn nhiều, kinh phí hoạt động của CLB hạn hẹp. Tới đây, chúng tôi dự định sẽ đưa hát ví, hát ống vào các trường học trong xã để giới thiệu cho thế hệ trẻ biết và trân trọng một giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương".

Hát ống là một loại hình nghệ thuật sinh hoạt văn hóa dân gian đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang duy trì, khôi phục lại nét văn hóa cổ truyền cha ông xưa đây là một điều đáng mừng. Từ sinh hoạt văn hóa này đã viết bao cặp chàng trai cô gái nên vợ nên chồng và nó thể hiện sự sáng tạo trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của cha ông ta xưa.

Ngô Xuân (Dân Việt)

 

 

  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 70150462

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July