Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 14/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ hội cúng rừng ở của dân tộc Mông ở Yên Bái Lễ hội cúng rừng ở của dân tộc Mông ở Yên Bái , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 

Ngày 11/3 (tức ngày 30 tháng giêng), đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đã tổ chức Lễ hội cúng rừng.

Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”. 

Lễ cúng rừng của người Mông thường được tổ chức vào đầu năm (ảnh intennet)

Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại được tổ chức. Trong 3 ngày này, tất cả người dân trong xã đều không được vào rừng, dù chỉ hái một chiếc lá. 

Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời, là nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Ý nghĩa của việc cúng Thần rừng đầu xuân là nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui. 

Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ bằng đá, được đặt dưới gốc cây lớn nhất, là lễ vật gồm một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản… để dâng cúng thần rừng. 

Tại lễ cúng, hầu như tất cả người dân trong thôn, bản đều mang theo một túi đựng cơm rượu, bát đũa…về tập trung tại khu rừng cấm - rừng thiêng của thôn mình để tiến hành nghi lễ và sau đó cùng liên hoan. 

Trước đó, dân làng đã tổ chức quyên góp tiền mua lợn, gà, rượu, hương thơm, vàng mã… và bầu ra người quản lý rừng cấm - rừng thiêng của thôn để tiến hành nghi thức cúng theo luật tục. 

Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng với những quy định “bất khả xâm phạm” và nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng. 

Những năm gần đây, tục cúng rừng còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm. 

Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai trong ba ngày “Tết rừng.” 

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích tự nhiên hơn 43.230ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 30.528 ha. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tích tự nhiên là 5.640ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha. 

Đất đai sản xuất của xã Nà Hẩu rất ít, cuộc sống của 340 hộ đồng bào Mông với trên 1.900 nhân khẩu chủ yếu dựa vào 67ha ruộng nước và vài chục ha ngô đồi nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, từ luật tục cúng rừng luôn được duy trì tổ chức hàng năm nên người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Bởi vậy, trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, tán rừng già vẫn tầng tầng, lớp lớp, ngút ngàn xanh.

Theo Đức Tưởng (TTXVN)


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 11
Total: 70138925

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July