Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 14/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Về Mường Bi nghe nhạc bát âm Về Mường Bi nghe nhạc bát âm , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân Việt) - Giữa núi rừng điệp trùng của xứ Mường Tây Bắc, chúng tôi bị mê hoặc bởi những nốt nhạc phiêu bồng của bản hòa tấu nhạc bát âm. Ngạc nhiên hơn, bản hòa tấu đó lại do những người nông dân vốn quen đi nương, đi rẫy làm nên.

 

Ban nhạc của núi rừng

Theo giới thiệu của Chủ tịch xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc (Hoà Bình) Bùi Văn Dềnh, chúng tôi tìm đến ban nhạc bát âm đã từng 3 lần vô địch lễ hội khai hạ Mường Bi ở xóm Đon (Mỹ Hòa). Trong không gian ấm cúng của ngôi nhà sàn, ông Đinh Công Tính - Chủ nhiệm Ban nhạc bát âm xã Mỹ Hòa chia sẻ: Ban nhạc bát âm của ông được hình thành từ nhiều đời nay, thành viên của ban nhạc chủ yếu là người trong gia đình.

Ban nhạc bát âm của gia đình ông Đinh Công Tính.

Hiện tại, ban nhạc gồm có 8 người, người trẻ nhất là em Đinh Công Thiệp (18 tuổi) và nhiều tuổi nhất là cụ Đinh Công Nhỏ đã bước sang tuổi 80. Cứ đến trước lễ hội khai hạ Mường Bi (mùng 7 và 8 tháng Giêng), ngày nào mọi người cũng đến để luyện tập chuẩn bị đua tài với các ban nhạc khác trong huyện. Ngoài ra, những gia đình trong vùng có việc, nhất là việc hiếu, ban nhạc thường được mời đến dùng tiếng nhạc để đưa tiễn người quá cố...

Hiện gia đình ông Tính đang lưu giữ rất nhiều loại nhạc cụ truyền thống dân tộc. Chúng đều được làm thủ công và bằng chất liệu có sẵn của địa phương. Chiếc sáo ôi là loại nhạc cụ hơi, có âm sắc sáng nhưng không gắt, như tiếng gió vi vu, rất hợp với những giai điệu buồn man mác. Chiếc đàn bầu của người Mường là một loại nhạc cụ hết sức độc đáo, khi gẩy lên nghe thật thiết tha, say đắm lòng người.

Một loại nhạc cụ nữa không thể không nhắc đến trong phường bát âm đó là cò ke, một loại nhạc cụ gần giống đàn nhị của người Việt. Cò ke là nhạc cụ dành cho nam giới, nó không có các bản dành riêng để độc tấu mà chỉ là chơi lại các bài dân ca, hoặc tòng theo giai điệu của các bài dân ca khi đệm cho hát.

Trăn trở lưu truyền

Nhạc bát âm của người Mường độc đáo và thu hút là vậy, nhưng khi được hỏi về việc lưu giữ và trao truyền môn nghệ thuật này, những người lớn tuổi như cụ Nhỏ, ông Tính đều không khỏi trăn trở. Ông Tính tâm sự: “Mỗi lúc ban nhạc chơi thường có rất đông người xem, cũng rất nhiều người muốn học, nhưng ngặt một nỗi cuộc sống mưu sinh bận rộn mà việc học nhạc cũng đòi hỏi sự công phu và kiên nhẫn nên số người theo học thực sự rất ít. Ngay cả số lượng thành viên trong ban nhạc giờ đây cũng không được đẩy đủ. Mọi người chỉ tập trung đông đủ và chơi được trong những ngày tết và lễ khai Mường Bi.

Cụ Nhỏ mong muốn có thêm nhiều cháu bé cũng như những người tâm huyết với âm nhạc truyền thống tìm đến với ban nhạc. Cụ sẵn lòng chia sẻ và truyền dạy lại cách chơi cho bất kỳ ai muốn học.

Cụ Nhỏ tâm sự: Nhạc bát âm đối với dòng họ của cụ là một thứ “bảo vật” nên dù thế nào cũng phải quyết giữ cho bằng được. Trước hết, những người lớn tuổi sẽ dạy cho con em trong dòng họ mình tập những loại nhạc cụ ngay từ khi còn rất nhỏ. Em Đinh Công Thiệp chia sẻ: “Em học chơi những nhạc cụ này ngay từ khi mới học cấp 1, vì thế giờ đây em đã chơi khá thuần thục và rất tự tin mỗi khi tham gia hòa tấu cùng ban nhạc”.


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 70135209

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July