Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Bếp trong đời sống người Triêng Bếp trong đời sống người Triêng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Người Triêng ở miền núi Quảng Nam luôn xem bếp là một hình ảnh thân thương, nơi sinh sống của các thế hệ trong một gia đình. Và với họ, sự tồn tại hoặc suy vong luôn ảnh hưởng lớn đến đời sống, lao động sản xuất, tín ngưỡng dân gian... của cộng đồng đều có mối quan hệ mật thiết với bếp của họ.

Nét văn hóa độc đáo

Nằm về phía Nam của dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp với nước bạn Lào, trải dài theo trục của sông Thanh và sông Đắk Pring địa hình đã phân chia vùng cư trú của người Triêng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng) tạo thành một hành lang nối liền với các bản làng của các anh em như: Cơ Tu và Ve trong vùng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, người Triêng sống tập trung ở các xã: La Dêê, Đắk Tôi, La Êê, Đắk Pring và một phần của xã Tàh Bing huyện miền núi cao Nam Giang với số dân khoảng 3.750 người. Tùy theo thế mạnh và phương thức sản xuất của từng làng nhưng qui tụ lại có nguồn nước quanh năm không cạn để uống, sinh hoạt gia đình và canh tác nương rẫy...



 Ngôi nhà của người Triêng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam


Hôm nay, đến huyện miền núi Nam Giang các làng như: Đắk Rế, Đắk Ro ở nơi chót vót họ có thế mạnh về săn bắt và phát núi làm lúa rẫy, làng Kongtơ Năng, Đắk Tà Vâng ở thấp có thế mạnh trồng lúa nước, làng Đắk Ôốc có thế mạnh làm rẫy, trồng trọt hoa màu và chăn nuôi, làng Đắk Zric trồng trọt và chăn nuôi...

Đến nay, người ta biết đến ở người Triêng có nền văn hóa đặc sắc là bộ phận không nhỏ góp phần hình thành nên bức tranh tổng thể của văn hóa các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên. Xuất phát từ đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt, tín ngưỡng... mà người Triêng sở hữu những nét văn hóa độc đáo riêng. Chẳng hạn, cái bếp thiêng và những quan niệm của họ về thần lửa.

Người Triêng luôn tin tưởng vào thần lửa

Xưa, người Triêng sống trên những dãy núi cao bằng nghề săn bắn, hái lượm và chặt, đốt rừng làm nương rẫy, đêm đêm đốt lên những đống lửa rất to để sưởi ấm và chống lại sự tấn công của thú rừng. Trải qua bao đời nay, hình ảnh ngọn lửa trở nên quen thuộc, gần gũi và đi vào tâm thức của cộng đồng người Triêng. Theo quan niệm cổ truyền, người Triêng luôn tin tưởng vào thần lửa. Trong làng, bất cứ nhà nào cũng phải có bếp lửa đặt ở giữa nhà chính để nấu ăn hàng ngày, phục vụ cho việc nấu cơm để cúng trong các lễ hội truyền thống như: lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội Choóc đăil… và ngọn lửa cũng được đốt lên rực hồng để sinh hoạt, nhảy múa trong các dịp lễ hội. Hình ảnh của bếp là hiện thân của một vị thần may mắn phù hộ trong gia đình cần phải được tôn thờ. Bếp thiêng luôn đem lại sự bình yên cho dân làng, mang đến sự hòa thuận, cuộc sống ấm no hạnh phúc, tạo ra của cải vật chất dồi dào cho mỗi gia đình…

Đối với người Triêng, bếp luôn được chủ nhà bảo vệ hết sức cẩn thận và nghiêm ngặt, trẻ em, người lạ mặt tuyệt đối không được đến gần. Đặc biệt, không được sờ mó, lấy đũa hoặc cây củi gõ vào bếp, theo quan niệm vì làm như vậy là xúc phạm đến thần lửa sẽ có điều xấu đến với gia đình. Theo truyền thống, xưa các gia đình người Triêng sống cùng trong một ngôi nhà gồm nhiều bếp và mỗi gia đình nhỏ có một bếp riêng để nấu ăn. Vì vậy, khi đặt bếp cho mọi thành viên trong nhà là việc làm hết sức hệ trọng và mang đầy ý nghĩa tâm linh.

Trong gia đình, thường chủ nhà có tuổi mới được đặt bếp. Sau khi thực hiện các nghi lễ liên quan, chủ nhà tổ chức giết heo, gà để cúng thần lửa trước khi các thành viên vào nhà ở và sinh hoạt nấu nướng. Nếu trong nhà có bao nhiêu thành viên (cặp vợ chồng) thì có bấy nhiêu bếp được đặt và lễ đặt bếp phải diễn ra trong một ngày.



 Không gian bếp của một gia đình người Triêng. Ảnh: Tiến Bình


Bếp của người Triêng được kê 3 hòn đá lấy từ ba hòn đá ở trên rừng, nơi đầu nguồn có máng nước dân làng dùng để uống hằng ngày. Kể từ giờ phút ấy, mỗi gia đình nhỏ là người đại diện cho bếp riêng của mình và chịu trách nhiệm tổ chức các nghi lễ cúng liên quan theo phong tục của làng. Trong căn nhà dài, ngọn lửa trong bếp chính (bếp của tiểu gia đình người cao tuổi nhất) không bao giờ tắt. Đêm, sau bữa cơm tối, cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa chính. Ngọn lửa ấy không chỉ có giá trị sưởi ấm con người ta mà còn là vị thần chứng giám những điều giáo huấn mang tính dòng tộc, cộng đồng. Việc làm này đến nay đã ăn sâu vào tiềm thức mà còn nét văn hóa cổ truyền của người Triêng vùng núi Quảng Nam.

Khi người Triêng chuyển cư hoặc dời làng đến nơi ở mới, việc di chuyển chỗ ở của người Triêng không tổ chức riêng lẻ từng hộ mà bắt buộc phải tập trung cả làng theo phán quyết của Hội đồng già làng và theo truyền thống, bao giờ họ cũng mang những hòn đá làm bếp trước đó để làm bếp cho nơi ở mới.

Bếp lửa gắn liền với đời sống của người Triêng từ bao đời nay. Ngày nay, kinh tế phát triển và để phù hợp với môi trường sống mới nhiều cặp vợ chồng người Triêng sau khi cưới xong đã xin phép cha mẹ hai bên gia đình ra ở riêng và làm nhà riêng để ở và bếp nguyên mẫu bằng ba hòn đá cũng được họ thay bằng bếp có chân bằng sắt nhưng nhìn chung những tập tục liên quan đến bếp luôn được người Triêng vùng núi Quảng Nam gìn giữ và bảo tồn.

(Theo LangVietOnline)

 

 

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60451544

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July