Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 13/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hiu hắt tuồng Tam Lư Hiu hắt tuồng Tam Lư , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Từ đất Tam Lư (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã có không ít nghệ nhân lừng danh đến với Nhà hát Tuồng VN như cụ Ba Tuyên, hai anh em Nguyễn Đắc Hán, Nguyễn Đắc Nhã... Nhưng đó chỉ là thế hệ nghệ nhân vang bóng một thời.

Như diều vắng gió

Suốt những ngày tiếp xúc với các nghệ nhân yêu tuồng ở đây, chúng tôi mới thấy hết tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng của họ dành cho môn nghệ thuật này. Vậy nhưng, tuồng Tam Lư vẫn đang từng phút rơi xuống như cánh diều không gặp gió.



 Cảnh trong vở “Khát vọng sống” của đội tuồng Tam Lư


Gặp NSƯT Nguyễn Đức Tú- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuồng Tam Lư, anh kể: “Không biết tuồng Tam Lư có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ kể lại, tiếng trống phách của những gánh tuồng Tam Lư đã nổi danh từ xa xưa. Ông ngoại tôi, cụ Ba Tuyên, là một kép tuồng nổi tiếng từ thời phong kiến đã cùng anh, chị em của cụ tham gia nghệ thuật sôi nổi. Tôi còn nhớ, thời đó, hễ màn đêm buông xuống, tiếng trống tập tuồng lại rộn rã làng quê, dân làng đến xem đông chẳng khác gì biểu diễn thật. Lớp trẻ chúng tôi hào hứng lắm, tối làm xong bài tập là rủ nhau đến nơi tập trước cả diễn viên. Chúng tôi bắt chước, thuộc lời rất nhanh. Ban ngày những hôm được nghỉ học lại rủ nhau diễn tuồng cũng phân vai rồi theo những điệu bộ của các bác, các chị tập hôm trước”.

Đoàn Tuồng Tam Lư biểu diễn ở đâu, người xem dù phải mua vé cũng đến chật kín sân. Lâu dần, các cụ có tuổi, lớp nghệ sĩ gạo cội vơi dần theo tuổi tác, lại đúng vào những năm xóa bỏ bao cấp, nên giai đoạn 1984-1991, tuồng Tam Lư không được nhắc đến. Sau này, mãi đến năm 1992, khi Đoàn Tuồng Hà Bắc bị giải thể, các nghệ sĩ của Tam Lư đã về lại quê hương, cùng nhau tái lập đoàn tuồng.

Đã biết bao nhiêu mùa hội diễn đoàn tham gia, những lần “mang chuông đi đánh xứ người”, Tam Lư đều mang về những thành tích ấn tượng. Trong 3 lần tham gia hội diễn toàn quốc, Đoàn Tuồng Tam Lư đều đoạt Nhất, Nhì toàn đoàn; các lần tham gia Hội diễn sân khấu tỉnh đều đoạt Huy chương Vàng, Bạc. Từ thành công của những lần tham dự liên hoan đã khích lệ đoàn hoạt động mạnh hơn. Để các vở tuồng cũng mang hơi thở của thời đại, anh Tú đều vận dụng từ những vở cổ để sáng tác các vở gắn với những vấn đề nổi cộm của cuộc sống, không chỉ mang tính giải trí, mà còn có tính giáo dục cao hơn, như “Khát vọng sống”, “Tuổi trẻ Nguyễn Văn Cừ”...

Da diết lắm, tuồng ơi!

Thế nhưng, đến bây giờ, số phận của Tuồng Tam Lư cũng chỉ tồn tại mong manh như cánh diều trước gió bão. Nguyên nhân vẫn bởi thiếu diễn viên, thiếu nhạc công như trước và sự bùng nổ của các loại hình giải trí mới. Nhớ hôm đến thăm NSƯT Nguyễn Đắc Hán- một trong những tay trống tuồng lão luyện đất Bắc xuất thân từ Tam Lư, ông bảo: “Tôi trăn trở lắm, giờ đây, mỗi khi xem ti vi thấy các chương trình nghệ thuật truyền thống cứ thưa dần. Chúng ta giờ có điều kiện kinh tế hơn bao năm về trước, sao chúng ta không quan tâm tới giá trị truyền thống? Đất nước giàu có hơn nhưng nhìn lại, bao giá trị truyền thống đã dần biến mất. Thật đáng buồn”.

Anh Đức Tú bày tỏ: “Ở Đông Anh (Hà Nội) đã rất thành công khi đưa sân khấu truyền thống vào học đường, chúng tôi rất mong chương trình đó được thử nghiệm ở Bắc Ninh, để giới trẻ có thể hiểu và yêu môn nghệ thuật này”.

Còn chị Hương- vợ anh Tú- cũng là một trong nhiều nghệ sĩ đắm đuối với nghệ thuật tuồng Tam Lư từ những ngày đầu, nói nghẹn giọng: “Vợ chồng tôi cũng vì quá yêu tuồng, say mê tuồng mà làm, chứ có ai sống vì nghề này đâu. Hằng ngày, chồng hì hụi làm mộc, vợ sấp ngửa chạy chợ, vừa làm kinh tế, vừa nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Nhưng lo nhất vẫn là không sao mở được lớp dạy tuồng cho các cháu đồng ấu. Nếu không kịp thời thì chắc chắn tuồng “chết”, tiếc lắm”.

Hồ Phương Phúc - Minh Thu (Dân Việt)

 

  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 21
Total: 70112781

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July