Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 12/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ rước Kpan của người Êđê Lễ rước Kpan của người Êđê , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Êđê, được đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi của dàn chiêng trống trong các dịp lễ hội, lễ cúng thần.

Thân Kpan làm bằng gỗ, dài 6 - 8m, rộng 50 - 60cm và dày 10 - 15cm. Chân đế Kpan gồm 4 chiếc, cũng làm bằng gỗ khối hình thang, cao 40 - 50cm, độ dày và rộng đủ chắc chắn để đỡ thân Kpan phía trên.

Le-ruoc-Kpan

Thường khi làm xong một chiếc Kpan mới, người Êđê sẽ tổ chức lễ rước Kpan từ rừng về nhà giống như nghi thức đón một thành viên mới gia nhập vào gia đình.

Dưới đây là một số hình ảnh tái hiện “Lễ rước Kpan” tại nhà ông Y Ruin Niê Kuan, buôn Chàm, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông:

Le-ruoc-Kpan1

Khi Kpan vừa được đưa từ rừng về, Kpan được đón chào như một thành viên của gia đình

Le-ruoc-Kpan2

Trên đầu Kpan được đặt một chiếc chăn, chiếc váy thổ cẩm. Người Êđê quan niệm Kpan cũng như con người, cũng có linh hồn nên khi dọn về nhà mới cũng cần có chăn màn, quần áo

Le-ruoc-Kpan3

Khi đầu Kpan chạm đến chân cầu thang, chủ nhà (người đàn ông) sẽ bước ra với cây giáo trên tay, làm nghi thức cắm cây giáo lên đầu Kpan. Người Êđê quan niệm rằng, việc làm này sẽ giúp xua đuổi tà ma, trục xuất chúng ra khỏi chiếc Kpan và không thể theo vào nhà, gây hại cho gia chủ

Le-ruoc-Kpan4

Vào đến nhà, sau khi Kpan được đặt ngay ngắn, vợ chồng chủ nhà sẽ là người đầu tiên ngồi lên Kpan, giống như một biểu hiện của sự thuần hóa, từ nay chủ nhà cũng sẽ là chủ nhân mới của Kpan

Le-ruoc-Kpan5

Cùng lúc đó, tiếng chiêng tiếng kèn nổi lên, thầy cúng bắt đầu khấn vái, nói chuyện với Kpan

Thầy cúng vừa khấn thần vừa dùng huyết heo tươi quệt lên đuôi Kpan (phần gốc thân cây làm Kpan) như biểu thị đánh dấu sở hữu chiếc Kpan đối với thần linh.

Người chơi nhạc cụ thổi chiếc kèn làm bằng sừng trâu, báo hiệu lễ cúng bắt đầu.

 Thầy cúng bắt đầu làm lễ. Nghi lễ cúng trải qua 5 giai đoạn theo tuần tự: trước hết là lễ cúng thần núi, cảm tạ thần đã chăm cây lớn lên, cho phép gia chủ được sử dụng thân gỗ tốt. Tiếp đến là cúng thần Kpan, chào đón chiếc Kpan mới vào nhập nhà. Nghi lễ thứ 3 là cúng vong hồn tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu trong gia đình. Nghi lễ thứ 4 là lễ cúng sức khỏe gia chủ, cầu chúc mọi sự bình an và may mắn cho các thành viên trong gia đình, họ hàng. Cuối cùng là nghi lễ chia vui chúc mừng của họ hàng anh em trong dòng tộc, mừng cho chủ nhà đón thêm thành viên mới. Giữa các nghi thức đều có tiếng chiêng tiếng kèn nổi lên, hòa vào lời khấn của thầy cúng. Thầy cúng vừa khấn vừa rót nước vào ché rượu đã chuẩn bị sẵn giữa nhà

Trong quá trình thầy cúng làm lễ, đứng phía sau thầy cúng, nam nữ thanh niên xếp thành một hàng múa theo nhịp tiếng chiêng biểu thị sự vui mừng, phấn khởi

Khi thầy cúng cúng khấn xong, cũng là lúc ché rượu được đổ đầy nước. Thầy cúng mời vợ chồng chủ nhà uống rượu khai ché, mở đầu cho tiệc rượu cần.

Le-ruoc-Kpan6

Ché rượu đã khai, mọi người lần lượt đến bên ché rượu, vít cần uống chung vui với gia chủ.

Từ khi lễ chuẩn bị diễn ra cho đến lúc tàn cuộc vui, bếp lửa trong ngôi nhà luôn được giữ ấm, khói phả lên nhè nhẹ

H'Xíu HMok
Nguồn Báo DakLak


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 28
Total: 70057292

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July