Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 12/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ tạ ơn và đặt tên con của người Mông ở Cao Bằng Lễ tạ ơn và đặt tên con của người Mông ở Cao Bằng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Khi đứa trẻ ra đời được 3 ngày, người Mông ở Cao Bằng có tục lệ làm lễ tạ ơn bà mụ và đặt tên cho con. Nghi lễ này được người Mông tổ chức lớn như lễ đầy tháng của người Tày, Nùng khi mời tất cả anh em, họ hàng nội, ngoại và hàng xóm đến dự. Đây là phong tục đẹp, có ý nghĩa đến nay vẫn được người Mông gìn giữ khá nguyên vẹn.

Phụ nữ và trẻ em người Mông ở xã Quang Trung (Hòa An).
Ảnh: baocaobang.vn 

Lễ tạ ơn bà mụ của người Mông nhằm để cầu an, cầu phúc xin bà mụ giúp đỡ, trông nom, chăm sóc phù hộ cho em bé khỏe mạnh, chóng lớn và ban mọi phước lành. Lễ tạ ơn bà mụ của người Mông khá đơn giản, gia đình sắp một mâm lễ gồm: Miếng thịt lợn luộc có kèm gan, rượu, 1 chiếc bẹ chuối, vàng mã đặt trước cửa và khấn: Cho bà ăn, cho bà uống, cho hương, cho tiền để tạ ơn bà đã đưa con về cho người. Người cho ăn, cho uống, cho tiền… từ nay bà phù hộ cho đứa bé ăn no ngủ kỹ, lớn nhanh như cây cỏ, chạy nhanh như ngựa, khỏe mạnh như con hổ…

Theo bà Hoàng Thị Dí, 64 tuổi, dân tộc Mông, xóm Cô Ba, xã Minh Thanh (Nguyên Bình), sau khi làm lễ tạ ơn bà mụ xong sẽ làm lễ đặt tên cho đứa trẻ. Chủ buổi lễ có thể là người trong dòng họ hay chính là ông nội của đứa trẻ được đặt tên. Chủ lễ lấy gà sống và quả trứng sống đặt trên bát gạo rồi đốt 2 nén hương đặt lên trên để trước cửa chính để cúng. Trong bài cúng, ông trình báo cho ma cột chính và các ma nhà (ông bà, tổ tiên) gia đình đã có một đứa trẻ mới ra đời, cầu các ma cho nó được mạnh khỏe, lớn khôn. Trong nghi lễ đặt tên, nghi thức quan trọng nhất là việc chọn và đặt tên chính thức cho trẻ. Tên của đứa trẻ được tất cả mọi người bàn bạc, thảo luận và chủ lễ là người quyết định. Cách đặt tên của người Mông có nét khá riêng biệt so với các dân tộc khác, ví dụ như tên sơ sinh của cha đứa trẻ trước đây đặt là Tu thì khi có con tên đệm sẽ đặt là Hoàng Tu tùy theo ý thích nhưng không được trùng tên với ai trong dòng họ là được. Điều đặc biệt nhất trong lễ đặt tên của người Mông chính là không chỉ sẽ tiến hành lễ đặt tên cho con mới sinh ra mà kết hợp đặt tên già cho đôi vợ chồng trẻ (bố mẹ đứa trẻ). Việc đặt tên do bố, ông trong gia đình hoặc họ hàng, gia đình tự tổ chức chứ không mời thầy cúng, thầy mo. Khi đặt tên cũng dựa vào đôi âm dương của người đặt mà gọi. Sau khi đặt tên, đôi vợ chồng trẻ có một tên chung gọi là tên già. Theo quan niệm của người Mông nếu ai không có tên già nghĩa là đôi vợ chồng đó chưa có con.

Trong khi chủ lễ thực hiện các nghi thức đặt tên thì mọi người mổ gà, chuẩn bị rượu, thịt, bàn ghế, quét dọn nhà cửa, nấu nướng để sau khi nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc anh em họ hàng và mọi người đến tặng cho trẻ những món quà thiết thực như: đôi gà, bao gạo ngon, ít tiền… mừng đứa trẻ được đặt tên và lớn lên khỏe mạnh rồi vui vẻ quây quần ăn uống.

Hiện nay, lễ đặt tên cho đứa trẻ của người Mông vẫn được gìn giữ. Tuy nhiên tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình mà có quy mô tổ chức to, nhỏ khác nhau. Còn tục tên già hiện nay tại một số nơi người Mông đã không còn duy trì. Bên cạnh đó, có một số đôi vợ chồng người Mông sống cùng với người Tày, Nùng nên thay vì đặt tên già thì họ dùng tên con cả của mình đặt tên già cho mình luôn, ví dụ: Bố tên Tài có con sinh tên Dương sẽ có tên già là Dương Tài.

Lễ tạ ơn bà mụ và đặt tên cho con trẻ là một nghi lễ có ý nghĩa đặc biệt trong vòng đời của người dân tộc Mông ở Cao Bằng gắn với một dấu mốc quan trọng thời kỳ ấu thơ của đứa trẻ. Đồng thời, thể hiện nhiều giá trị nhân văn và là nét văn hóa truyền thống độc đáo, thể hiện vai trò cố kết cộng đồng sâu sắc.

Theo baocaobang.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/le-ta-on-va-dat-ten-con-cua-nguoi-mong-o-cao-bang-20190313110426592.htm



  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 29
Total: 70054075

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July