Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 28/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ mừng lúa mới của người Tày, Nùng Lễ mừng lúa mới của người Tày, Nùng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Khi những đồng lúa bắt đầu ngả vàng cũng là lúc đồng bào dân tộc Tày, Nùng huyện Trùng Khánh nô nức chuẩn bị đón Tết "kin khẩu mấư" (lễ mừng lúa mới, mừng cơm mới). Lễ mừng lúa mới là phong tục có từ lâu đời mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.

 Mâm cỗ mừng lúa mới của người Tày, Nùng huyện Trùng Khánh.

Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức trong khoảng thời gian sau tiết Bạch lộ và trước Thu phân tháng Tám, trong những ngày đó, người dân chọn ngày Thìn để tổ chức “ăn tết”. Thời điểm này cũng là lúc những bông lúa ngoài đồng bắt đầu chắc hạt, chuẩn bị chín vàng và cho thu hoạch. Lễ mừng lúa mới là dịp người dân dâng thành quả lao động sau một năm sản xuất với tổ tiên, cũng là dịp cảm ơn trời đất đã ban cho mưa thuận, gió hòa và một vụ mùa bội thu.

Về nguồn gốc của lễ mừng lúa mới, các cụ cao niên kể lại: Thuở xưa, ở một bản nọ, có hai anh em trai sống trong một gia đình nghèo khó, quanh năm thiếu cái ăn, cái mặc, cha mẹ lại già yếu. Cuộc sống của họ cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi cha mẹ hai anh em qua đời vì đói. Những người dân trong bản cũng chung cảnh đói nghèo, quanh năm phải vào rừng sâu đào rễ cây, củ mài về ăn sống qua ngày. Ngày này qua tháng khác, cuộc sống của họ cứ tiếp diễn cho đến khi hai anh em khôn lớn trưởng thành, còn dân làng quanh năm vẫn nghèo khổ, làm mãi chẳng bao giờ đủ ăn. Không cam chịu sống trong cảnh đói nghèo, hai anh em quyết tâm đi xa tìm kiếm lương thực để cuộc sống no đủ hơn. Hơn một năm sau, hai anh em trở về với bản làng và mang theo một thứ ngũ cốc ngon hơn ngô. Hai anh em hồ hởi cho biết được “người trời” cho một thứ ngũ cốc mà “người trời” hay ăn, đó là những hạt lúa. Họ bắt đầu gieo những hạt lúa đó xuống đất, rồi hạt nảy mầm, ra bông, kết hạt. Từ đó dân làng được ấm no, không còn phải vào rừng đào củ mài, rễ cây như trước nữa. Sau này, khi hai anh em qua đời, để ghi nhớ công lao, hằng năm trước mùa gặt vụ lúa mới (tháng 8, 9 âm lịch), người dân trong bản lại tổ chức lễ mừng lúa mới để tưởng nhớ đến hai anh em.

Theo bà Triệu Thị Mơ, 77 tuổi, ở làng Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, vụ mùa hằng năm, sau khi cấy lúa được 3 tháng cả làng sẽ bắt đầu làm lễ mừng lúa mới. Trưởng làng chọn ngày tốt cho cả làng cùng làm lễ, nhưng nhà nào nhà nấy tự cúng và ăn bữa cơm quây quần bên nhau. Mâm lễ cúng gồm: 1 con vịt, đậu phụ, nem, khoai sọ, rau xanh, 1 chai rượu trắng... Để chuẩn bị làm món ăn, các thành viên trong gia đình bắt tay vào chế biến từ 14 - 17 giờ để dâng lễ cúng tổ tiên. Lễ vật quan trọng nhất không thể thiếu trong mâm lễ cúng tổ tiên là một bát nước đã đun sôi với 5 - 10 bông lúa non được lấy về từ mảnh ruộng màu mỡ nhất của gia đình. Sau khi cúng tổ tiên, cho người già trong nhà ăn trước, cuối cùng mới đến các thành viên trong gia đình cùng ăn cơm. Trước khi dùng bữa, các thành viên uống một ngụm nước lúa non với quan niệm tương lai sẽ không bao giờ bị đói khát, con cái được no ấm, thậm chí tránh được tai họa và đuổi cả tà ma. Theo tục lệ mừng lúa mới, khi ăn cơm không được chan canh, tránh những đám ruộng sẽ có nước gây khó khăn cho việc gặt hái.

 Bát nước lúa mới - lễ vật không thể thiếu trong ngày tết mừng lúa mới.

Trong ngày lễ mừng lúa mới, một số xóm: Bản Khuông, xã Thông Huề; Phja Phảng, Kéo Hin, Pác Riêng, xã Trung Phúc... trẻ con và người lớn thường tụ tập nhau làm khèn bằng những cọng rơm hoặc dùng lá cây Cáp Tao - một loại cây lá dài, thẳng mọc ở trong rừng làm khèn ồ lô. Đợi đến tối ăn cơm xong sẽ tụ tập thành từng nhóm cùng nhau thổi vang những giai điệu vui tươi "í ồ, í ồ, í í ồ ồ...". Tiếng khèn ồ lô vang vọng đến các bản làng xung quanh với những giai điệu "í ồ" được tấu lên theo từng cặp đôi đối đáp nhau khiến cho lễ mừng lúa mới càng thêm vui nhộn.

Anh Đinh Hỡi, xóm Phja Phảng, xã Trung Phúc chia sẻ: Những chiếc khèn ồ lô chỉ có giá trị duy nhất trong ngày lễ mừng lúa mới vì người dân cho rằng thổi khèn sớm quá lũ chuột nghe thấy sẽ đến phá hoại mùa màng. Đây là thời điểm thích hợp để tấu lên những bản nhạc báo hiệu mùa màng tốt tươi sắp được thu hoạch và bước vào một mùa vụ sản xuất mới. Lễ mừng lúa mới còn là dịp con cháu nhớ ơn tổ tiên, biết ơn mẹ lúa và giáo dục cho các thế hệ trẻ ngày nay hiểu về truyền thống văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, dù có đi đâu cũng nhớ đến phong tục mừng lúa mới ở quê nhà.

Khánh Huyền/ Báo Cao Bằng

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/le-mung-lua-moi-cua-nguoi-tay-nung-20181221142117200.htm



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59746761

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July