Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện chiếc sừng trâu trong tục uống rượu cần của đồng bào vùng cao Nghệ An Chuyện chiếc sừng trâu trong tục uống rượu cần của đồng bào vùng cao Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean) - Chiếc sừng trâu là điểm nhấn đặc biệt trong những cuộc rượu cần của người vùng cao. Nó vừa là thứ để đo lượng rượu và cũng để tính thời gian cho những cuộc thi về tửu lượng.
 

Bắt đầu cuộc vui bằng chiếc sừng trâu

Ở Nghệ An có 2 cộng đồng xem rượu cần là thứ không thể thiếu trong nhà, đó là cộng đồng người Thái và Khơ mú. Mỗi gia đình đều đặt một vài ché rượu trong nhà phòng khi có khách quý đến chơi, hoặc cần cho một số nghi lễ tâm linh.

Đi cùng với ché rượu là những ống hút gọi là “búa” hay “xe”, và đặc biệt không thể thiếu một chiếc sừng trâu. Chiếc sừng trâu thon nhỏ, gọn ghẽ luôn được nâng niu bởi một người lĩnh xướng cuộc rượu, thường là một chàng trai trẻ. Người Thái gọi chiếc sừng đựng rượu là “phoong”, còn người Khơ mú gọi là “huôi”. Chiếc sừng thường được đục một lỗ nhỏ ở đầu nhọn làm chỗ thoát nước, hệt như một cái phễu.

Một cuộc vui quanh chum rượu cần của đồng bào người Thái Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi

Theo một cuốn sách của TS. Vi Văn An - công tác tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thì trước đây, người Thái ở Nghệ An đã có tục uống rượu cần. Ngoài chiếc sừng trâu, người Thái còn dùng gáo, ống nứa để rót rượu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sừng trâu mới là dụng cụ rót rượu cần thứ thiệt của người vùng cao. Khi bắt đầu một cuộc uống rượu thi, người lĩnh xướng rót nước đầy một sừng rượu, dùng tay bịt lỗ thủng dưới sừng, rồi hô “chàm mời”. Sau tiếng hô, người lĩnh xướng thả tay cho nước chảy ra, cùng lúc đó nhóm thi bắt đầu uống rượu. Khi nước chảy xuống hết và sau tiếng hô “thôi”, người thi cũng

dừng lại, dành phiên cho nhóm đối phương. 

Sau khi một nhóm uống hết, người lĩnh xướng lại rót nước vào sừng trâu rồi đem đổ vào vò rượu sao cho đầy. Nhóm thi tiếp theo cũng được thực hiện như nhóm trước. Nhóm chiến thắng là người uống được nhiều rượu hơn trong khoảng thời gian nước chảy hết một sừng trâu. 

Nhà văn Thái Tâm từng có những miêu tả tinh tế về tục uống rượu cần trong một cuốn sách ấn hành năm 2014. Ông viết rằng, trong tục uống rượu cần truyền thống, người Thái thường dùng 2 loại sừng trâu đựng rượu.

“Loại bé dùng cho những vò rượu nhỏ, tiếng Thái là “hay bạch” chỉ dùng trong gia đình; loại sừng lớn có khi dài đến 2 gang tay dùng cho chum lớn. Có những chiếc chum rượu cần mà người ngồi bên này không nhìn thấy người đối diện” - ông Thái Tâm kể.

Chọn sừng bên phải, cầm sừng bên trái

Theo những người cao niên ở huyện Quỳ Châu thì chiếc sừng trâu được dùng rót rượu cần bởi một lẽ đơn giản, vì trâu là con vật thân thiết với người nông dân miền núi và cũng là một vật dụng dễ tìm. Khi mổ trâu làm mâm cỗ hay phục vụ cho một nghi lễ nào đó, người ta thường chú ý chọn sừng làm “phoong” rượu.

Người Thái ở vùng Châu Hoàn (Quỳ Châu) thường lấy sừng bên phải của con trâu và còn tạo tác, vẽ thêm họa tiết hạc, rồng, phượng... lên thân sừng. Khi rót rượu, người ta thường cầm sừng trâu bằng tay trái và hướng phần đẹp nhất ra bên ngoài.

Ảnh: Hữu Vi

Đối với cộng đồng người Khơ mú ở huyện Kỳ Sơn, việc dùng sừng trâu trong tục uống rượu cần cũng có những nguyên tắc nhất định. Ông Moong Văn Nghệ - một người khá tiếng tăm trong cộng đồng người Khơ mú ở Nghệ An chia sẻ: “Trong tục cúng giỗ, hay khi có khách quý đến nhà, cũng như nhiều nghi lễ khác, người Khơ mú thường mở rượu cần. Khi mở rượu cần, người Khơ mú nhất thiết phải có cái “phoong”. Nếu như thiếu nó thì tục uống rượu cần của người Khơ mú coi như mất đi một nét đẹp”.

Người Khơ mú có một nghi lễ truyền thống gọi là “phăn th-rac” (chém trâu) để cúng cho tổ tiên. Trong lễ chém trâu, người ta thường để ý cắt lấy sừng trâu để là “phoong” rượu. Nếu chọn được con trâu khoảng 3 năm tuổi thì tốt nhất, vì ở độ tuổi này sừng bóng, đẹp hơn trâu già.

Nhìn chung, cả người Thái và Khơ mú đều coi trọng chiếc sừng trâu trong nghi lễ uống rượu cần. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi dùng ca, gáo nhựa thay thế cho sừng trâu khi uống rượu cần. Sự thay thế này cũng hợp lý bởi sừng trâu ngày nay không còn dễ kiếm như trước kia. Cũng vì thế mà những cuộc vui rượu cần cũng không còn giữ được trọn vẹn phong vị truyền thống của nó.


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60203656

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July