Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đổi mới ở miền Tây Nghệ An Đổi mới ở miền Tây Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean) - Những năm qua, Nghệ An đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân cũng như tận dụng tối đa các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc ở các huyện miền núi. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng được nâng cao, bộ mặt miền Tây Nghệ An ngày càng đổi mới...
 

 

 

Những điểm sáng từ thực tiễn

Kỳ Sơn là 1 trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh và là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước với tỷ lệ hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi xây dựng các nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, việc triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW và Chỉ thị số 45-CT/TW đã được thực hiện nghiêm túc, tạo được những bước tiến rõ rệt giúp địa phương nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân. 

Mô hình ứng dụng KH&CN sản xuất lúa giống JAPONICA tại bản Na Lượng 2, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn). Ảnh: Thanh Quỳnh

Theo chia sẻ của đồng chí Vi Hòe - Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn, để hiện thực hóa chủ trương, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 32 - KH/HU ngày 19/5/2003 về việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của hội nghị lần thứ 7 và Chương trình số 09-CTr/HU ngày 5/6/2003 về chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX). Trên cơ sở đó huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch thực hiện các chính sách vùng đồng bào dân tộc nhằm từng bước nâng cao đời sống của người dân.

Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Kỳ Sơn đạt được nhiều kết quả quan trọng, bình quân thu nhập đầu người tăng từ 6,93 triệu đồng/người/năm (năm 2010), đến năm 2018 đạt 21 triệu/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo từng bước được giảm, từ 80,2% năm 2010 xuống 50,9% năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21 triệu/người/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 20.881 triệu đồng.

Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương tăng bình quân từ 6 - 7% mỗi năm. Tính đến nay, huyện đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả như: mô hình nuôi bò vỗ béo, gà đen, lợn đen của đồng bào dân tộc Mông; dệt thổ cẩm trong đồng bào dân tộc Thái; nghề đan lát trong đồng bào dân tộc Khơ mú… Nhiều hộ dân thuộc đồng bào thiểu số đã năng động sáng tạo tiếp cận sớm với thị trường để sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bình quân mỗi năm thu nhập từ 80 - 200 triệu đồng/năm.

Ông Dềnh Dua Chò (bản Huồi Khả, xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn) chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Thanh Quỳnh

Tương tự Kỳ Sơn, Tương Dương cũng là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh với hơn 91% đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn huyện. Trước thực tiễn đó,  cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận dụng, triển khai hiệu quả nhiều chính sách, công tác dân tộc để từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện ủy Tương Dương cho biết, trên cơ sở nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của các Nghị quyết, Chỉ thị, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức quán triệt và ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/HU nhằm tập trung chỉ đạo để phát huy hiệu quả công tác dân tộc trong tình hình mới. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW và 25 năm thực hiện Chỉ thị 45 - CT/TW, đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2018  của huyện đạt 12,2%. Nếu như vào năm 2003, mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 8,62 triệu đồng/năm thì nay con số này đã được nâng lên là  27 triệu đồng/người/năm.

Mô hình trồng sau sạch ở bản Phòng, xã Thạch Giám (Tương Dương). Ảnh: Thanh Lê

Huyện đã xây dựng hơn 400 mô hình kinh tế có giá trị cao, cùng với đó hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm như: vùng chuyên canh tập trung trồng chanh leo hơn 180 ha tại xã Nhôn Mai, Hữu Khuông, Tam Hợp với thu nhập ước tính 25 tỷ đồng mỗi năm. Vùng trồng nghệ đỏ hơn 15 ha tạo công ăn việc làm cho 500 lao động địa phương với sản lượng từ 500 đến 600 tấn mỗi năm cung cấp cho thị trường trong ngoài tỉnh và vùng trồng sắn nguyên liệu ở Tam Đình, Yên Thắng, Nga My, Xiêng My.

Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, trong sạch, vững mạnh; vị trí, vai trò của các đoàn thể và nhân dân trong việc tham gia thực hiện tốt chính sách dân tộc được nâng cao. An ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi được giữ vững; kịp thời ngăn chặn những thế lực phá hoại khối đoàn kết dân tộc, buôn bán ma túy, vượt biên trái phép làm mất ổn định xã hội. Những kết quả trên đã khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc trên địa bàn huyện Tương Dương.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp thăm hỏi, giúp đỡ người dân bản Huồi Sơn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương. Ảnh tư liệu

Đánh giá về công tác dân tộc của tỉnh Nghệ An, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ghi nhận những nỗ lực của địa phương trong việc triển khai, đưa Nghị quyết vào cuộc sống một cách chủ động, sáng tạo, cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra. Nhiều tiêu chí quan trọng về thu nhập, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số trong bộ máy chính quyền được đảm bảo; trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo; hạ tầng cơ sở được đầu tư bài bản. So với một số địa phương mà đoàn đã kiểm tra thì miền Tây Nghệ An là một trong những vùng có nhiều mô hình kinh tế xóa đói, giảm nghèo xây dựng có hiệu quả.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc và Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 23/9/1994 về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông. Cho đến nay các chủ trương này vẫn mang tính rường cột, là cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách về vùng đồng bào dân tộc ở Nghệ An.

Lãnh đạo tỉnh và huyện Quế Phong thăm mô hình phát triển kinh tế của người dân xã Quế Sơn. Ảnh tư liệu

 

 

Tháo gỡ khó khăn, thích ứng với tình hình mới

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị số 45-CT/TW, đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ ra những khó khăn, bất cập mà thực tiễn đang đặt ra. Trong đó, điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc còn thấp, kết cấu hạ tầng còn kém khiến công tác thu hút đầu tư chưa hiệu quả. Đặc biệt là tại hơn 200 thôn, bản ở các xã thuộc huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa có điện lưới quốc gia; nhiều thôn bản thậm chí chưa có sóng điện thoại di động.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình, đề án thực hiện chính sách của tỉnh đã được phê duyệt nhưng chưa có vốn thực hiện hoặc có vốn thực hiện nhưng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nên chưa thực hiện được mục tiêu, lộ trình đề án được duyệt. Cùng với diễn biến phức tạp của thiên tai như lũ quét, sạt lở đất; rét đậm, rét hại kéo dài; dịch bệnh ở người, gia súc, gia cầm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cần tiếp tục quán triệt sâu rộng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân trong thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đồng bào phát triển kinh tế - xã hội.

Cần tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào miền Tây Nghệ An phát triển kinh tế. Ảnh tư liệu

Đồng thời, quan tâm hơn nữa tới công tác phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình thoát nghèo cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hình thành thế hệ nông dân mới thích ứng với cơ chế thị trường trong vùng dân tộc thiểu số; Từng bước xây dựng các chương trình, chính sách thiết thực để  khuyến khích đồng bào tự lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo, để từng bước thay thế các chính sách hỗ trợ trực tiếp và cho không...

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo bình quân 11 huyện miền núi giảm từ 28,65% (năm 2003), xuống còn 15% (năm 2018); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4 triệu đồng (năm 2003) lên 29 triệu đồng (năm 2018).

Thanh Quỳnh

Nguồn baonghean.vn

https://baonghean.vn/doi-moi-o-mien-tay-nghe-an-241438.html


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60223066

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July