Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Tỉ mỉ các bước làm cơm lam của đồng bào dân tộc Thái Tỉ mỉ các bước làm cơm lam của đồng bào dân tộc Thái , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào.
 

Theo kinh nghiệm của đồng bào Thái ở huyện Tương Dương (Nghệ An), để làm được "bong khàu lám" (cơm lam) ngon phải mất nhiều công đoạn. Trước hết, phải chọn được cây tre gai - một loại cây mọc tự nhiên trong các khu rừng. Khi chọn cây tre làm ống lam, người ta thường chọn những cây không quá già và cũng không quá non bởi đây là những cây đang trong giai đoạn chuyển từ măng thành cây. Ảnh: Lữ Phú
 
Ưu tiên lựa chọn vẫn là những cây có đốt ống dài, thẳng đẹp, không bị sâu, chặt bỏ một đầu mắt, tạo thành ống có đáy. Loại tre được người Thái tìm chọn để lam cơm là loại tre khi cơm lam chín, bóc hết lớp vỏ tre cứng còn để lại một lớp màng mỏng bao bọc lấy phần cơm đã chín, vì thế khi cầm cơm không bị dính vào da tay, khi ăn có vị ngọt của tre, vị thơm của nếp mới. Đây cũng là điểm khác biệt của tre gai so với cây nứa khi dùng để lam cơm. Ngoài ra, ống lam từ cây tre có lớp vỏ dày hơn nên khi lam không sợ cơm bị cháy như các loại ống khác. Ảnh: Lữ Phú
 
Gạo để làm cơm lam là gạo nếp mới được thu hoạch trên nương về, có thể là nếp trắng hoặc nếp cẩm thơm ngon. Trước khi cho gạo vào ống lam, người ta thường cho một ít nước vào trước, sau đó cho gạo vào ống và đổ nước đầy miệng ống ngâm qua đêm. Trước khi lam, miệng ống tre được nút bằng lá chuối rừng để khi lam cơm không bị nghe mùi khói và vẫn giữ nguyên được hương vị của nếp mới hòa quyện với mùi thơm của ống lam. Ảnh: Lữ Phú

Khi lam cơm cũng cần phải khéo tay, giữ lửa sao cho ống lam không bị cháy và cơm trong ống được chín. Khi lam, lửa phải to và thực hiện lam từ đáy ống lên hoặc miệng ống xuống, tùy từng nơi khác nhau và luôn trở ống đều tay để cơm lam chín đều và không bị sượng. Lam khi nào ống cháy sém, có mùi cơm nếp tỏa ra là dấu hiệu cơm đã chín. Ảnh: Lữ Phú
 
Trước khi ăn, dùng dao chẻ bỏ lớp vỏ ngoài đã bị nướng cháy, sau đó tước lớp vỏ dày, chỉ để lại một lớp mỏng màu trắng bên trong thấy cơm lam định hình ở dạng ống đặc và được bao quanh một lớp màng mỏng màu trắng của ruột tre. Ảnh: Lữ Phú
Khi đã chín, bóc hết vỏ cứng của tre, còn lại một lớp màng giấy mỏng giúp cơm không dính vào da tay. Cơm lam là món ăn mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Đồng bào Thái thường có quan niệm nhờ mưa thuận, gió hòa, mùa màng mới tươi tốt, mới có được hạt gạo dẻo thơm để làm cơm lam. Ảnh: Lữ Phú

  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60232078

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July