Trung Quốc không che giấu lợi ích chiến lược của mình trong việc tiếp tục chiến tranh ở Ukraina, và đây không phải là tin tức mới đối với các nhà phân tích phương Tây. Các phương tiện truyền thông gần đây đưa tin rằng, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị được cho là đã nói trong một cuộc trò chuyện với nhà ngoại giao hàng đầu của EU Kaja Kallas rằng, Bắc Kinh không thể để Nga thua trong cuộc chiến này.
Nhà phân tích quân sự người Úc và tướng đã nghỉ hưu Mick Ryan cho rằng, Trung Quốc có ít nhất 3 lý do chiến lược để duy trì cuộc xung đột lâu dài ở Ukraina. Ông đã viết về điều này trên nền tảng Substack.
"Bất chấp tuyên bố của Trung Quốc rằng, họ không phải là một bên trong cuộc chiến và rằng, họ đang tìm kiếm các cuộc đàm phán hòa bình, Vương Nghị đã xác nhận lăng kính chiến lược mà Trung Quốc thực sự nhìn nhận về cuộc chiến. Tính toán của họ là Trung Quốc được hưởng lợi từ việc chiến tranh ở Ukraina tiếp tục", - tướng Ryan lưu ý.
Theo ông, giới lãnh đạo Trung Quốc coi cuộc chiến toàn diện ở Ukraina là một diễn biến tích cực theo nghĩa chiến lược, bất chấp hậu quả nhân đạo của nó.
"Bắc Kinh đã không thể hiện bất kỳ sự thông cảm nào với người dân Ukraina kể từ khi Nga phát động nỗ lực toàn diện nhằm khuất phục đất nước này vào tháng 2 năm 2022", - ông Ryan nói.
Trong số những lý do chính cho lập trường này, ông chỉ rõ:
Theo ông Ryan, cuộc chiến ở Ukraina buộc Hoa Kỳ phải dành nguồn lực và sự chú ý vào việc giúp đỡ Kiev, và do đó ít tập trung hơn vào việc kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
"Mỗi phút mà các nhà lãnh đạo chính trị và chiến lược của Hoa Kỳ dành để nghĩ về Ukraina là một phút mà họ không thể tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Mỗi đô la chi cho viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraina là một đô la không thể đầu tư vào việc bảo vệ Tây Thái Bình Dương khỏi sự xâm lược của Trung Quốc", - nhà phân tích giải thích.
Trung Quốc đã tăng đáng kể thương mại với Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Bắc Kinh mua năng lượng của Nga với giá ưu đãi và đổi lại cung cấp cho Moskva các sản phẩm công nghệ cao mà họ không thể mua ở phương Tây nữa.
3) Đối đầu về mặt ý thức hệ với phương Tây.
Tướng Ryan lưu ý rằng, Bắc Kinh coi cuộc chiến này là một phần của cuộc đấu tranh toàn cầu của các chế độ độc tài chống lại mô hình phương Tây.
"Cuộc chiến ở Ukraina cho phép Tập Cận Bình hình dung cuộc xung đột này là cuộc đấu tranh do NATO và Mỹ áp đặt lên Nga. Ngoài ra, theo quan điểm của Tập Cận Bình, nó biện minh cho việc tập trung nhiều hơn vào an ninh quốc gia, tăng cường sự trong sạch về mặt chính trị của giới lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao, cũng như hiện đại hóa quân đội Trung Quốc", - nhà phân tích nói thêm.
Theo ông Ryan, Trung Quốc đang chơi một "trò chơi dài hạn", bằng cách cho phép Nga ở tuyến đầu của mặt trận chống phương Tây, đồng thời nhận được lợi ích chính trị và duy trì quyền kiểm soát tình hình.
BTV "NGƯỜI VIỆT KIEV" biên dịch