Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Truyện ngắn Vũ Thị Kim Liên: TÌNH ĐỒNG LOẠI Truyện ngắn Vũ Thị Kim Liên: TÌNH ĐỒNG LOẠI , Người xứ Nghệ Kiev
 

Chủ nhật, 09/06/2019

Đang mải lo chuẩn bị công tác bầu Khu trưởng Khu phó của Khu phố, tôi được Cấp ủy giao cho việc đi phát thẻ cử tri đến tất cả mọi công dân trong Khu. Tôi cùng một cụ ông nhận nhiệm vụ này. Ông gần 70 tuổi, do bị gút nên chân đi tập tễnh, mặt nhăn nhó:
- Vũ Mai à, cháu cố gắng giúp ông nhé? Chân ông đau quá!
Nhìn ông cụ thiểu não năn nỉ, tôi mỉm cười nhắc nhẹ:
- Thì hôm họp chi bộ, Cấp ủy đã giao cho cháu làm nhưng ông thắc mắc sao cứ giao cho lớp trẻ mà không giao cho ông còn gì?

- Vâng, ông nói, thế thì cháu làm cả cho ông nhé.

- Nhưng ông không được phát ngôn là cháu tranh làm hết việc khu như cuối năm ngoái nhé?
- Hì hì... ừ, ông sai mà, bỏ qua cho người già nhé?
- Dạ vâng.

Chả là cuối năm ngoái Khu tổ chức bình bầu gia đình văn hóa và Đảng viên xuất sắc, tôi đạt cả. Ông cụ thắc mắc là ông 45 tuổi đảng sao không được bầu. Vì thế năm nay ông xung phong ứng cử, nhận làm tất mọi việc để cuối năm nay được xét đảng viên xuất sắc.
Ông Trà ra về. Nhìn theo dáng ông cụ xiêu vẹo trong chiều thu, lác đác lá vàng rơi khiến người ta chạnh lòng.

Ông Trà là một công nhân mỏ về hưu, nhận làm thêm công tác Chữ Thập Đỏ cho khu. Hoàn cảnh của ông khá éo le. Tuy ông gương mẫu trong công việc xã hội nhưng với tính khí bất thường của ông cùng bà vợ lắm điều, luôn gây lộn trong khu từ chuyện mất con gà hay chuyện lũ trẻ nghịch ngợm vặt quả sung, quả ổi ở cành cây vườn nhà ông, bà ấy chĩa ra ngoài đường chửi bới cũng làm nhức óc hàng xóm. Tôi luôn phải cùng lãnh đạo khu đến nhà ông bà khuyên giải!
"Gâu gâu! Gâu gâu..."

Tôi đã đi phát hết thẻ cử tri, cả phần việc mà ông Trà đã đảm nhận. Còn một nhà ở rìa suối mới về định cư, 6 tháng qua nhập khẩu cư trú trên địa bàn. Bước vào gần sân thì tiếng chó sủa râm ran, tôi phải mở sổ đối chiếu với số nhà mới biết tên chủ hộ để gọi. Chủ nhà nói:
- Dạ chào chị! Có việc gì mà chị gọi chồng em ?
- Chào em, chị đến đưa gia đình thẻ cử tri để chủ nhật này ra Nhà văn hóa khu bầu Khu trưởng khu phó nhé!

Tôi đưa thẻ cử tri rồi ra về, mải nghĩ sao nhà vợ chồng mới đến ở mà nuôi được nhiều chó thế? Cô vợ chủ nhà người thon thả, ăn nói nhỏ nhẹ dễ nghe...
- Chị cán bộ ơi giúp em một việc được không?
Cô vợ chủ nhà chạy đuổi theo tôi hổn hển nói.
- Ồ có việc gì thế em?
- Dạ em tên Nga,vợ anh Toàn.
- Chị biết rồi, chị tên Vũ Mai số nhà XY, có việc gì em nói đi.
- À thì ra chị là chủ nhân của ngôi Biệt thự mầu vàng gần quán phở Tam béo ngã 3 khu, đúng không?
- Ừ, đúng rồi. Sao, em có gì cứ nói?
- Dạ, chị có thích nuôi thú cưng không?
Nga hỏi và không đợi tôi trả lời, nàng ấy nói vội vã như sợ bị từ chối:
- Chị ơi, lát nữa chồng em mang con béc mua ở Hải Dương về. Anh ấy bảo em bán hết chó con đi. Nhà em nuôi chó thịt, giao quán thịt cầy họ đặt.
Đàn chó sáu con bé mới biết ăn cơm, sáng nay em gọi mọi người đến bắt rồi. Cô nàng ngừng nói, chăm chú nhìn tôi thăm dò, lại tiếp:
- Hiện còn con chó cái đen tuyền huyền đề khôn lắm. Vì họ không nuôi được chó màu đen nên không ai bắt nó. Chị cố gắng mua giúp em nhé? Nhà em đem bán cho quán thịt chó thì tội quá!
- Thế nó đâu, em? Chị vào nhà chỉ thấy hai con to và bốn con nhỡ màu vàng cả mà?
- Dạ em ụp nó trong thúng định mang đi bán thì chị vào.

Tôi cùng Nga quay lại nhà Nga xem con chó mực (chó bọ). Nga nhanh nhẹn quay về nhốt lũ chó rồi mới mở thúng cho tôi xem con mực.
Con mực chừng 4 kg chạy lại ve vẩy cái đuôi, cặp mặt nó mở to, ngơ ngác rồi thao láo nhìn tôi. Nó chạy lại cách tôi vài bước chân rồi ngồi xuống như chờ quyết định từ khách.
- Em à, chị bận lắm với lại nuôi chó phải có chuồng. Vì thế em thông cảm!
- Vâng không sao chị ạ, em bán nó cho nhà hàng cầy tơ vậy.
Tôi thấy nghẹn lòng đành nói, nó bé thế đã mang bán cho thợ thịt sao em? Nó bị bệnh à?
- Ồ, không chị ơi, vì chồng em không thích nuôi chó đen lên mới khổ vậy.
- Thôi được chị mua cho em. Vậy em lấy bao nhiêu? Đem nó sang chị rồi lấy tiền, hiện giờ chị không mang theo.
- Ôi chị tốt quá! Chị về trước nhé. Lát nữa em phải bịt mắt nó mang sang, nếu không nó biết lối chạy về đấy. Em lấy chị năm trăm nghìn đồng thôi.

Trong hình ảnh có thể có: chó và ngoài trời


Thế là con chó mực về ở nhà tôi với cái tên Mi-nu từ đó.
Gần một năm sau nó đã lớn, bóng bẩy và đẹp lắm, ai vào cũng khen Mi-nu khôn!
Thấm thoắt đã một năm trôi qua.
Tôi phải chuyển về nơi công tác mới nhận nhiêm vụ mới.
Nhà thì đã có cô bạn thân trông coi hộ. Duy nhất một điều là phân vân về Mi-nu thôi. Mọi người nói chó to thế thì chẳng ai muốn mua nuôi kể cả cho không, họ cũng chịu.
Tôi quyết định bán Mi-nu:
- Mi-nu ơi, ta nuôi mày nay đã lớn, giờ không nhờ được ai chăm sóc cho mày. Đến chín giờ ta xuất hành. Mày hãy ăn hết món mà mày thích để chủ mới đến đón đi nhé. Ta đành xa mi thôi.
Con Mi-nu dường như hiểu lời chủ nói, nó buồn rầu nằm phủ phục xuống không ăn. Tôi cầm miếng phổi lợn đưa lên cho nó, Mi-nu không ăn mà liếm nhẹ vào tay chủ. Tôi vuốt ve và xích lại gần nó, chờ người mua đến bắt nó đi.
"Ẳng ẳng ẳng!" Mi-nu không "gâu gâu" mà bật lên tiếng kêu như sắp vĩnh biệt cõi đời làm tôi lòng dạ không yên.
- Chị ơi con chó của chị 21,5 kg vị chi là 1,8 triệu đồng

Nhìn Mi-nu bị họ đeo mõm cho vào rọ sắt để không phát ra tiếng kêu, ánh mắt nó trân trân nhìn tôi như cầu cứu!

- Thôi em ơi không bán nữa, chị sẽ cho nó cùng đi tới nơi công tác mới. Thông cảm nhé, chị không thể để nó bị làm thịt được!..

Mi-nu được thả ra. Nó chạy húc vào chân tôi mừng quýnh, rít lên mấy tiếng rồi chạy ra ăn sạch thức ăn của nó, uống hết chậu nước con dành cho nó ở góc hiên nhà.
Xe tắc xi vào đúng giờ hẹn. Tôi mang đầy đủ tư trang, vật dụng lên xe. Lái xe hỏi:
- Cô ơi đủ chưa ạ?
- Đủ rồi cháu à.
- Thế mà cô lại bảo cháu, xe phải rộng vì thế cháu đi con 7 chỗ.

- Không sao, cho thêm 2 chậu Quỳnh lên giúp cô vì nó sắp nở, hi... hi. Cô thích xem Quỳnh mỗi khi nở về đêm mà...
- Ôi cô lãng mạn y như mẹ cháu ấy! Dạ vâng xong rồi ạ, đi thôi cô, chiều cháu phải đi đám ăn hỏi của con bà Xuân mà! Còn ai nữa, cô gọi để lên xe đi luôn?
- Ừ, yên tâm xong rồi. Chờ Mi-nu đi vệ sinh xong là xuất phát.
- Mi-nu nu nu nhanh lên còn đi, muộn rồi. Mi-nu chạy vội tới, miệng nó cắp cái bát i-nốc của nó, bước lên xe nằm rạp xuống cạnh chân tôi.
- Ôi, ôi cô ơi sao cho chó lên xe thế? Nó bậy ra xe và xông vào cắn cháu thì chết. Cô không cho nó vào bao để nó thế này không an toàn bị phạt đấy!
- Cháu cứ đi, bật nhạc lên cho đỡ sợ, nó không bậy đâu vì nó đi vệ sinh rồi. Cô bảo nó nằm im nghe lời, không sợ nó cắn đâu. Đi bình thường đi, cô hứa và cam đoan Mi-nu không để xảy ra chuyện đâu.
Xe đến nơi. Tôi chuyển hành lý xuống xe cùng con Mi-nu. Lái xe nhận tiền thù lao rồi nói: “Cô có con chó ta mà khôn thế, khôn hơn cả chó tây."
- Cảm ơn cháu đã khen Mi-nu. Thực ra chó ta hay tây cũng phải chăm sóc và dạy dỗ nó. Đừng bao giờ nghĩ chỉ có chó tây đẹp và khôn cháu nhé. Vì người Việt mình đua nhau nuôi thú tây, rồi tắm, rồi khẩu phần ăn đắt đỏ. Cô thích chó ta ở điểm nó thuần và hiểu tiếng ta dạy nó hơn.

***
Đến nơi ở mới Mi-nu đã có ba "bạn" đó là: chú chó Míc vàng sậm, Tô tô và "bạn gái Tô tô" là: Đốm nâu.
Chúng kết bạn thân thiện ngay từ buổi đầu khi Mi-nu đến khu phố mới!
Ở nơi đó Mi-nu đã khai hoa nở nhụy 6 con 4 vàng 2 đen đáng yêu chỉ sau hơn 3 tháng. Cứ thế mỗi năm sinh sản hai lần, tính cả thảy nó có gần 40 "đứa" con "nếp tẻ". Tôi mang tặng chúng cho người nhà, bạn bè, ai đến thích nuôi thì tặng chứ không bán...

Một chiều thu yên tĩnh, lá cây rụng úa đỏ vườn nhà. Mi-nu tự nhiên bỏ bữa không ăn. Tôi lo lắng vì thấy bụng nó đã to, có thể chỉ một vài hôm nó sẽ đẻ.

- Vũ Mai ơi! Con Míc nhà chị ốm mấy hôm, tối qua chết rồi. Buồn quá, tiếc thương con vật mình nuôi gần chục năm trông nhà nay chết mất.
- Thế hả chị? Sao không gọi thú y hả chị Loan?
- Tưởng nó ốm qua loa như mọi khi, nên khi tìm thú y thì họ lắc đầu. Nhưng chị gọi em vì thấy con Mi-nu nhà em toàn sang bới gốc khế nhà chị kêu ẳng ẳng mãi. Chị chôn con Míc vàng ở đấy không bán và không nỡ cho họ thịt nó. Em mang Mi-nu đi tiêm và giữ nó kẻo nó lây dịch mà chết thì phí quá vì nó sắp đẻ đấy!...
- Dạ vâng! Chị yên tâm nhé, lát em gọi Mi-nu về.
Tôi gọi Minu cho ăn rồi vỗ về, nói:
- Mi-nu ơi, ta biết mày buồn vì Míc vàng chết rồi.
Mày phải ăn vào cho con mày nó khỏe mà đẻ ra chúng chứ? Không ăn thì chết mất. Mày còn có bạn Tô tô và Đốm nâu mà. Hãy ăn ngay không thì bị tiêm đau lắm.
Con Mi-nu gượng dậy, vẻ mệt mỏi u sầu. Cặp mắt nó lờ đờ, gắng gượng đi từng bước ra liếm vài miếng nước, ngửi bát đồ ăn chứ không ăn. Tôi đập cho nó quả trứng gà bảo nó liếm cho có sức. Nó đã ăn một cách yếu ớt khi chủ bón cho và vuốt ve nó.
Mười ngày sau nó cào ổ khác thường. Mặc dù tôi đã làm ổ cho nó nhiều lần. Đã sáu bận nó đẻ mà sao lần này nó cứ vật vã? Phải chăng lần này thiếu bóng dáng Míc vàng? Đúng là loài chó trung thành, phù chủ và có tình cảm đặc biệt so với các loài đông vật khác. Bốn giờ sáng, con Mi-nu tru lên đau đớn. Tôi xuống pha nước ấm cho nó uống, bón cho nó từng thìa cháo thịt băm và đón từng bọc chó con mà mẹ nó không kịp cắn “nhau” vỏ bọc, từng con nhỏ xíu. Tôi đỡ chúng, lau khô từng con, bỏ sang ổ vải mềm khác vì sợ chó mẹ giẫm phải con khi tiếp tục đẻ. 13 cún con mũm mĩm ra đời. Tôi cho Mi-nu ăn và nói với nó: "Mi-nu của ta giỏi lắm! Mày đã có thêm 13 đứa con nữa vì thế cố ăn vào để nuôi con nhé."
Mi-nu vùng dậy uống nước rồi đi thẳng vào ổ, liếm các con nó cho khô (mặc dù tôi đã dùng vải xô lau khô cho con nó).
Khi đàn chó con mở mắt chạy tung tăng tranh nhau tìm vú mẹ thì ánh mắt Mi-nu ngời lên nhìn tôi như tỏ ý biết ơn bà chủ của nó.
Vài tháng sau do bệnh dịch 13 con chó con đã ăn cơm tốt rồi, bỗng dưng lăn ra chết...
Khi về đến nhà không thấy Mi-nu chạy ra đón như mọi khi, tôi tá hỏa chạy đi tìm, xem chuồng chó thì vắng lặng. Người nhà nói rằng: 13 con chó con chết nên mẹ nó hóa điên chạy khắp vườn và khi người nhà tìm thấy, nó ở trong tư thế nằm phủ phục bên gốc bòng mà lũ con nó đã được đào sâu chôn chặt. Tôi buồn quá và ân hận đã bỏ mặc mẹ con Mi-nu. Nếu tôi ở nhà thì chắc chắn chúng đã không chết!
Từ ngày mất Mi-nu tôi đau buồn đến mức thờ ơ với tất cả loài vật…
"Nàng Mi -nu" của tôi còn mãi trong tôi!

 

                                                 Mùa hè, 2016

 

 


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60399105

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July