Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Nhà văn Nguyễn Trọng Văn: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Nhà văn Nguyễn Trọng Văn: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA LỄ HỘI ĐỀN HÙNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Kết quả hình ảnh cho lễ hội đền hùng 2019

Ảnh minh họa - Intrent

 

 Thuở xa xưa Lễ hội Đền Hùng được mở vào dịp mùa thu và không định một ngày cụ thể nào. Đó là thời điểm lúa đã gặt xong, thóc đã về bồ, ruộng phơi nắng thu chờ đến vụ xuân, người nông dân theo đó mà cũng được đôi chút thanh nhàn. Dịp này làm lễ hội vừa thuận lại vừa tiện. Tuy nhiên việc không định ngày cụ thể lại nẩy sinh chuyện “khó nhớ” của mọi người.

Bởi vậy, đâu như năm Khải Định thứ 2 (1917), viên quan nhà Nguyễn đứng đầu tỉnh Phú Thọ là Tuần phủ Lê Trung Ngọc muốn “khắc phục” chuyện không thuận tiện này nên làm tờ trình lên Bộ lễ xin Triều đình cho định vào một ngày cụ thể, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, thời gian của mùa xuân, mùa của những lễ hội và cũng là cách để cho toàn thể những ai là con dân nước Việt cùng nhớ. Từ đó trở đi ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm trở thành “Ngày giỗ Tổ” của muôn con dân nước Việt.

Đền Hùng là tên gọi khái quát về quần thể các đền chùa thờ phụng Mười Tám đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền: Đền Hùng được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng, thế kỷ thứ 10 (Đinh Tiên Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt, nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc). Và đến thời Hậu Lê, thế kỷ 15, thì quần thể này được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện nay.

 

 

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội dân gian truyền thống có nhiều “TÍNH” nhất nhất trong rất nhiều lễ hội trên khắp cả nước ta. Một lễ hội mà tận trong sâu thẳm của mỗi con người ai ai đều ao ước được một lần về đây thành kính.

Cũng như các lễ hội khác, yếu tố Tâm linh bao giờ cũng là yếu tố căn bản để trở thành tín ngưỡng. Và chỉ có thể là Tín ngưỡng của Tâm linh nên lễ hội mới được sự quan tâm rộng rãi của mọi người. Lễ hội Đền Hùng là cũng một lễ hội mang đậm Tính Tâm linh. Nhưng ở đây tính Tâm linh được thể hiện cao nhất và không bị nhuốm màu Duy tâm bởi Hội Đền Hùng là loại lễ hội do Nhà nước chỉ đạo và tổ chức (được giao cho Chính quyền tỉnh Phú Thọ). Quần thể các đền, chùa ở nơi đây đủ để khẳng định điều đó. Tâm linh, đây là Tính đầu tiên của Lễ hội Đền Hùng. Truyền thuyết kể lại: Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ và đẻ ra “một trăm quả trứng sau đó nở ra một trăm người con”, do vậy câu nói “trăm họ” có lẽ có nguồn gốc từ truyền thuyết này? Và một trong số một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã ở lại vùng núi Phong Châu lập nên Kinh đô Phong Châu của nhà nước Văn Lang cổ xưa và trải qua Mười Tám đời các Vua Hùng. Nhà nước Văn Lang được ghi nhận là nhà nước đầu tiên của nhà nước Việt Nam ngày nay. Truyền thuyết đã tạo thành Lịch sử và trong tâm khảm của người dân nước Việt thì việc xây dựng quần thể Đền Hùng chính là sự bày tỏ của việc Thờ cúng Tổ tiên. Do vậy yếu tố Tâm linh như là sự chỉ đạo tinh thần duy nhất. Bởi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không nặng nề về giá trị vật thể mà chứa đựng yếu tố Tâm linh nên ăn sâu bén rễ trong quần chúng nhân dân.

Đã là người Việt thì từ trẻ già, từ nam tới nữ, ai mà chả nằm lòng câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Câu ca dao còn cao lời cả một lời nhắc, bởi nó bao trùm lên hầu khắp mọi ngõ ngách, bao trùm lên hầu khắp mọi thời gian, bao trùm lên hầu khắp mọi không gian. Và ngày Lễ Đền Hùng đã vượt ra ngoài khuôn khổ biên giới quốc gia. Người Việt Nam dù học tập công tác hay định cư ở nước ngoài đều nhớ tới ngày “Giỗ Tổ”. Nét đặc điểm tiêu biểu của Lễ hội Đền Hùng là, hễ đến ngày mùng Mười tháng Ba thì nhất nhất mọi người Việt đều hướng về. Người thì cất công hành hương về nơi đất Tổ; người không có điều kiện thì ngước mắt trông về, mà ngừng tay để ngưỡng vọng. Điều lạ lùng là, đây là một Lễ hội không riêng biệt. Nghĩa là Lễ hội này không dành riêng cho một vùng miền, không dành riêng cho một dân tộc, không dành riêng cho người trong nước hay người ở ngoài nước. Một Lễ hội mà cả năm mươi tư dân tộc Việt đều chung ý nghĩa. Dường như Lễ hội đền Hùng không phân biệt tôn giáo hay chính kiến. Ý nghĩa lớn lao ấy chỉ riêng có ở Việt Nam: Một đất nước, một dân tộc có chung một ngày “Quốc Giỗ”. Một đất nước có chung một tâm nguyện.

Điều đó đã làm nên “tính cố kết cộng đồng” một cách tự nguyện và lâu bền. Có thể nói: Nước Việt Nam ta có may mắn là có Hội Đền Hùng – một Lễ hội truyền thống được xem như là “Một biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” - nét hiếm có trên thế giới.

Thực ra Tính xã hội trong Lễ hội Đền Hùng đã xuất hiện ở phần nêu trên nhưng người viết bài này muốn khẳng định thêm một lần nữa bởi những giá trị hiện thực mà Lễ hội Đền Hùng đem lại. Thông qua câu chuyện “đồng bào”, nghĩa là toàn thể mọi người Việt Nam cho dù là người Kinh hay người Thượng, là người đồng bằng hay người miền núi thì đều có chung điểm hình thành là “sinh ra từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Câu chuyện ấy thông qua Lễ hội Đền Hùng với các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi hát Xoan (môn hát được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại), thi vật, thi kéo co (những môn thi gần gũi với cuộc sống thường ngày), thi bơi chải ở ngã ba sông Bạch Hạc (nơi tương truyền các Vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến). Hay như các cuộc thi giã gạo, làm bánh… v… v… Những cuộc thi đều lấy cảm hứng từ chính cuộc sống của người Việt đã cho thấy tính dân tộc luôn luôn tồn tại qua thời gian.

Cái hay nhất của Lễ hội Đền Hùng là, ngày mùng Mười tháng Ba hàng năm đã trở thành “Ngày Quốc gGiỗ”. Vào ngày này, các địa phương trong cả nước đều tiến hành “góp giỗ”, một phong tục rất “gia đình” mà có lẽ chỉ ở xã hội Việt Nam mới thực hiện được. Vào ngày này, Lễ hội Đền Hùng đón hàng chục vạn lượt người tới hành lễ và thành kính nhớ ơn tổ tiên. Có một thống kê chưa đầy đủ thì hiện cả nước ta có tới hơn một ngàn địa điểm xây dựng nơi thờ cúng Vua Hùng.

Tính văn hóa trong Lễ hội Đền Hùng là một sự công nhận để nói lên tầm thời đại của Lễ hội đã xuyên qua thời gian, xuyên qua không gian. Với nhân loại thì Lễ hội Đền Hùng hay Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng là “hiện tượng văn hóa” không phải dân tộc nào cũng có. Nét văn hóa trong Lễ hội Đền Hùng được gắn liền với giá trị vật thể: Đó là các di tích chính như: Đền Thượng đặt trên đỉnh Nghĩa Lĩnh mà theo truyền thuyết xưa các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ thờ thần Lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh. Đền Trung nơi các Vua Hùng dừng chân ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Hạ nơi theo truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng. Cũng tại Đền Hạ còn có Giếng Ngọc nơi tương truyền công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái Vua Hùng thứ 18) thường tới soi gương vấn tóc… Nét văn hóa trong Lễ hội Đền Hùng còn lưu truyền trong các giá trị văn hóa phi vật thể khác như: Dòng đại tự được khắc bên cổng đền như “Nam Việt triệu tổ”, cột bia đá lưu truyền lời thề nguyện bảo vệ non sông đất nước tương truyền do Thục Phán dựng lên sau khi được Vua Hùng truyền ngôi hoặc các câu đối khắc ghi trong đền. Cùng những câu hát dân gian truyền từ đời này qua đời khác. Với các hành động nghi thức như: Lễ rước kiệu vua sắc màu rực rỡ cờ hoa, trang phục của người rước kiệu là trang phục truyền thống nên tạo nên không khí “cổ xưa” trong cái hôm nay. Đặc biệt là việc phát hiện được “trống đồng Hy Cương ở ngay chân núi Nghĩa Linh có đương đại trùng với trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) là một minh chứng: Khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các Vua Hùng có mối liên quan và khẳng định những giá trị văn hóa hàng ngàn năm của vùng đất Tổ huyền thoại này.

Nhắc tới Lễ hội Đền Hùng không thể không nhắc tới Tính giáo dục của Lễ hội, điều này được ghi nhận sâu sắc qua lời nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” của Bác Hồ khi người dừng chân ở Đền Hùng và nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 308, trước khi Đại đoàn tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội (ngày 19/9/1954). Hiện nay ở ngay cạnh Đền Hạ được xây dựng Nhà bia với kiến trúc lục giác trong nhà đặt tấm bia đá khắc câu nói này.

Thực ra thì Lễ hội Đền Hùng đã vượt ra ngoài khuôn khổ một Lễ hội tín ngưỡng thông thường. Lễ hội Đền Hùng thực sự là một dịp để mọi người dân nước Việt ôn lại trang sử dựng nước hào hùng và trang sử giữ nước liệt oanh của các thế hệ người Việt. Thông qua lễ hội mà tình cảm và trách nhiệm công dân được đề cao và nhắc nhở đúng như câu nói của Bác Hồ kính yêu.

Xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Lễ hội Đền Hùng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa quần chúng sâu rộng và độc đáo. Trước hết là ở tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người dân nước Việt, của mọi người dân nước Việt.

Lễ hội Đền Hùng – tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành Tính Đạo lý. Một thuộc tính nổi bật làm nên giá trị cao cả của Lễ hội Đền Hùng. Tính Đạo lý căn bản đã làm nên những giá trị không gì bằng trong tín ngưỡng riêng Việt Nam này. Thờ cúng các Vua Hùng, thờ cúng Tổ tiên là bài học giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách con người, hoàn thiện nhân cách dân tộc, hoàn thiện nhân cách Đất nước.

Lễ hội Đền đền Hùng – tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng - ngay từ buổi xuất phát cho tới nay đã đi qua cả một chiều dài của “ngàn năm rực rỡ”. Kể từ khi Đức Đinh Tiên Hoàng muốn khẳng định giá trị của độc lập dân tộc cho tới nay đã trở thành một Biểu tượng của dân tộc, của đất nước.

 

 


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 60381225

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July