Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 15/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Mã số 1728: Học sinh "ngán" đường đến trường phải qua cây cầu gỗ mục nát Mã số 1728: Học sinh "ngán" đường đến trường phải qua cây cầu gỗ mục nát , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí "Cây cầu cũ bị hư rồi, chúng em đi qua sợ té lắm, còn đi đường vòng thì xa. Chúng em mong sao có được một cây cầu mới để đường đến trường gần và an toàn hơn”, nhiều học sinh Trường THCS Phong Tân (huyện Giá Rai, Bạc Liêu) bày tỏ.

Một ngày đầu tháng 3, chúng tôi về ấp 16, xã Phong Tân, huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) không khỏi chạnh lòng trước đường đến trường của hàng trăm em học sinh nơi đây. Con đường nông thôn đến trường dù đã được làm bằng xi măng nhưng khổ sở nhất chính là cây cầu bắc qua sông ấp 16 đã xuống cấp khiến phụ huynh và học sinh ở đây hết sức lo lắng. Có nhiều em học sinh sợ không dám qua cầu nên phải đi đường vòng xa đến mấy km để đến trường đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập của các em.

 

Cầu xuống cấp, đi bộ cũng sợ

Có mặt tại cây cầu ấp 16 bắc qua sông ấp 16, PV Dân trí ghi nhận, cây cầu dài trên 25m đã cũ kỹ, hư hỏng nặng. Ngoài 2 nhịp bên trong bờ làm bằng xi măng còn tạm được thì nhịp giữa chỉ lót bằng mấy tấm ván đã mục, có chỗ bị gãy, hở cả khúc. Cây cầu tồn tại được chỉ còn nhờ vào mấy thanh sắt đã rỉ sét bên dưới và mấy thanh cây nhỏ ở trên mặt cầu. Toàn bộ nhịp giữa được cột lại với nhau bằng mấy sợi dây chì. Lan can cầu cũng chỉ có 3, 4 thanh sắt trơ trọi chĩa lên trời. Trong khi đó cả nhịp chính đã bị nghiêng về một bên, có thể bị gãy sập bất cứ lúc nào.

 

Cầu ấp 16 nhìn xa có vẻ còn chắc chắn nhưng trông rất chênh vênh.
Cầu ấp 16 nhìn xa có vẻ còn chắc chắn nhưng trông rất chênh vênh.

 

 

Mặt cầu hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn.
Mặt cầu hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn.

 

Quả thật, có tận mắt chứng kiến tình trạng cây cầu ấp 16 này chúng tôi mới hiểu được nỗi sợ của các em học sinh nơi đây. Buổi tan học về, đi đến cây cầu, chúng tôi thấy các em chẳng dám đi từng tốp nhiều người mà đi từ 1, 2 em qua cầu. Em nào đi xe đạp thì xuống xe dắt bộ qua chứ không dám đạp thẳng qua bên kia sông. 

Chúng tôi cũng đi thử qua cây cầu này, cứ mỗi bước chân chúng tôi đi qua là cả nhịp giữa rung lên, lắc qua, nghiêng lại khiến chúng tôi không khỏi rùng mình. Từ trên mặt cầu nhìn xuống dưới sống cũng khá cao, nếu chẳng may bị té thì thật sự chẳng biết ra sao. Vậy mà, nhiều năm qua, cây cầu là một trong những tuyến đường qua lại của các em học sinh và bà con nhân dân nơi đây.

 

Cây cầu là nỗi ám ảnh của các em học sinh mỗi lần đến trường.
Cây cầu là nỗi ám ảnh của các em học sinh mỗi lần đến trường.
Cây cầu là nỗi ám ảnh của các em học sinh mỗi lần đến trường.
Cây cầu là nỗi ám ảnh của các em học sinh mỗi lần đến trường.

 

Không chỉ thế, tuyến đường mà cây cầu này bắc qua cũng chỉ là một con đường mòn “mượn tạm” của nhà dân để đi lại nên rất hẹp. Có chỗ được chủ đất làm bằng xi măng, có chỗ là đường đất nên việc đi lại vào những ngày mưa hết sức khó khăn. “Do không có khả năng xây cầu mới nên vẫn phải để cây cầu cũ này dù nhiều lần bị hư, chỉ được sửa tạm bợ để học sinh, người dân qua lại chứ địa phương cũng lo lắm”, một lãnh đạo xã Phong Tân cho biết.

 

Đường dẫn đi lên cầu phía bên trường học hiện cũng là mượn tạm đất nhà dân.
Đường dẫn đi lên cầu phía bên trường học hiện cũng là "mượn tạm" đất nhà dân.

 

Theo bà con nhân dân ở ấp 16 cho biết, do cây cầu cũ bị hư, nhiều em học sinh không dám qua cầu nên phải đi đường vòng cũng khá xa. Có em học sinh có nhà bên sông đối diện với trường, nếu đi qua cầu thì các em chỉ đi chừng 100m là tới trường, còn đi vòng thì phải mất đến 2- 3km, thậm chí có em phải đi 7 -8km, mất rất nhiều thời gian. “Có em đi xe đạp mà đạp vài cây số cũng mệt lắm chứ, tội nhất là có em không có xe đạp phải lội bộ hàng mấy cây số thì đến hụt hơi, sức đâu mà học nữa”, một người dân ấp 16 xót xa.

 

Những thanh cây ván mục gãy, thanh sắt rỉ sét trông hết sức tạm bợ, nguy hiểm cho người xe đi qua.
Những thanh cây ván mục gãy, thanh sắt rỉ sét trông hết sức tạm bợ, nguy hiểm cho người xe đi qua.
Những thanh cây ván mục gãy, thanh sắt rỉ sét trông hết sức tạm bợ, nguy hiểm cho người xe đi qua.
Những thanh cây ván mục gãy, thanh sắt rỉ sét trông hết sức tạm bợ, nguy hiểm cho người xe đi qua.
Những thanh cây ván mục gãy, thanh sắt rỉ sét trông hết sức tạm bợ, nguy hiểm cho người xe đi qua.

 

Em Phan Thị Thúy An (HS lớp 8A) cho biết, nhà em bên sông, xéo trường học một chút, nhà không có xe đạp nên em phải đi bộ. Em nói mỗi lần đi qua cây cầu cũ là sợ lắm. Em sợ đi giữa chừng mà cầu bị gãy thì khổ. Em Nguyễn Thị Bích Kha (HS lớp 6C) thì cho biết, nhà em cách trường 2km nhưng đi đường vòng thì phải thêm 2km nữa, mất cả nửa tiếng đồng hồ mới tới được trường chứ không ít. “Em thì 5h30 phải thức rồi, đi học lội bộ, có hôm thấy cầu chắc chắn thì em đi qua, còn không thì em phải đi vòng nên xa lắm”, Kha nói.

Còn em Huỳnh Văn Đức (HS lớp 9A) nói nhà em cách trường 1,5km nhưng đi vòng thì thêm 1,5km nữa nên thời gian em đến trường ước cũng đến 20, 30 phút. “Em đi bằng xe đạp nhưng không dám qua cây cầu cũ bị hư nên em phải đi vòng, mất nhiều thời gian hơn”, Đức tâm sự.

 

Lan can chỉ là mấy thanh sắt rỉ sét trơ trọi...
Lan can chỉ là mấy thanh sắt rỉ sét trơ trọi...

 

 

...và toàn nhịp chính giữa nghiêng hẳn về một bên.
...và toàn nhịp chính giữa nghiêng hẳn về một bên.

 

Không chỉ các em học sinh THCS mà nhiều phụ huynh đưa con em học trường Mẫu giáo gần đó cũng bày tỏ những khó khăn, bất tiện trước cây cầu cũ hư hỏng và phải đi đường vòng. Bà Lâm Thị Du (55 tuổi) cho biết, nhà bà có đứa cháu học Mẫu giáo, mỗi ngày bà lội bộ đưa cháu đi học. Bà cũng không dám qua cây cầu cũ nên phải đi vòng, tính luôn là gần 3km. “Bà cháu tui phải lội từ nhà ra đến tận đầu cầu xã cũng mất cây rưỡi số rồi. Qua cầu xã qua bên kia lại phải lội ngược trở lại trường chỉ xéo nhà tui thôi. Chú thấy có bất tiện không, lội bộ mấy chục phút chứ ít sao”, bà Du mong mỏi.

Cô Phan Thị Bích Ngọc (giáo viên Trường THCS Phong Tân) chia sẻ thêm với PV Dân trí, cô cho biết nhà cô cũng đối diện trường học, ngay bản thân cô cũng không dám đi nhiều qua cây cầu này. Vì thế để đi dạy, cô Ngọc cũng phải đi vòng cho an toàn. “Nhìn mấy em học sinh bấm chân, vừa đi vừa run qua cây cầu, thấy tội các em lắm. Mình chỉ biết cầu trời sao cho cây cầu không xảy ra gì là mừng lắm rồi”, cô Ngọc bày tỏ. 

 

...và toàn nhịp chính giữa nghiêng hẳn về một bên.
Cả trăm em học sinh và phụ huynh đưa con em đi học, có người liều mình qua cầu, có người không dám nên phải đi vòng rất xa để đến trường.

 

Mong có cầu mới để đến trường gần hơn

Khi biết chúng tôi là nhà báo xuống địa phương khảo sát một số cây cầu bị hư hỏng, đông đảo người dân địa phương đã tập trung lại để bày tỏ mong muốn có một cây cầu mới thay cây cầu cũ cũng như không còn phải đi vòng để con em họ đến trường thêm gần, an toàn. 

“Chú thấy đó, trước nhà tui nhìn qua sông là thấy trường rồi. Vậy mà phải đi vòng thì đến 3, 4 cây số. Nếu có cây cầu mới chắc chắn thì lội qua là tới trường liền. Các nhà hảo tâm mà cho bà con chúng tôi cây cầu thì mừng lắm”, một người dân vừa nói vừa đưa tay chỉ chúng tôi thấy ngôi trường học ở ngay bên kia sông.

 

Người dân, chính quyền địa phương đã mong mỏi có một cây cầu mới thay cầu cũ...
Người dân, chính quyền địa phương đã mong mỏi có một cây cầu mới thay cầu cũ...

 

 

...để bắc qua con kênh 16 cho con em họ đến trường thuận tiện hơn.
...để bắc qua con kênh 16 cho con em họ đến trường thuận tiện hơn.

 

Gặp chúng tôi, em Nguyễn Bảo An (HS lớp 8) cho biết, em cũng như nhiều học sinh địa phương mong mỏi có một cây cầu mới để không còn phải lo lắng gì nữa. “Chúng em sẽ mừng lắm khi các cô các chú hảo tâm có thể giúp xây cho chúng em một cây cầu vững chắc để chúng em đi qua, không run sợ như ở cây cầu cũ nữa. Chúng em không chỉ an tâm đến trường mà con đường đến trường của chúng em rồi sẽ gần hơn”, em An mong mỏi.

Thầy Trần Huy Hoàng- Phó hiệu trưởng Trường THCS Phong Tân thì cho hay, có rất nhiều em học sinh học ở trường này có nhà ở phía đối diện trường. Khổ nổi là cây cầu bắc qua sông thì lại bị hư hỏng, đi lại rất nguy hiểm. Cũng vì cái chữ mà các em phải hàng ngày “liều mình” đi qua cây cầu này, có em vì lo sợ đành đi đường vòng rất xa, ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập của các em. “Nhà trường chúng tôi cũng rất mong có một cây cầu mới để học sinh chúng tôi an tâm đi học và góp phần giúp các em đạt chất lượng học tập cao hơn nữa”, thầy Hoàng bày tỏ.      

 

...để bắc qua con kênh 16 cho con em họ đến trường thuận tiện hơn.
...để bắc qua con kênh 16 cho con em họ đến trường thuận tiện hơn.
Thầy cô giáo rất lo lắng cho học sinh khi đến trường và đều mong có một cây cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

 

Chúng tôi nhìn cây cầu cũ chênh vênh, cũ kỹ, chỗ thấp, chỗ cao bắc qua sông ấp 16 với bao nỗi lo lắng, sợ sệt không dám qua cầu mà các em học sinh và người dân đang gặp phải, rồi nghe đến tuyến đường vòng phải lội bộ cả cây số mới tới trường, chúng tôi cũng phần nào hiểu được những mong mỏi, ước muốn của người dân, học sinh nơi đây. Ước muốn có cây cầu mới chắc chắn để đường đến trường gần hơn, an toàn hơn mà bấy lâu nay họ mong mỏi nhưng chưa biết khi nào có được.

 

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Chí Công- Chủ tịch UBND xã Phong Tân- cho biết, thời gian qua, bà con nhân dân ở ấp 16 có phản ánh lên xã về việc họ mong muốn có một cây cầu để đi lại dễ dàng. Qua đó, xã cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng của bà con. Nhưng việc xây một cây cầu thì chi phí không nhỏ, dù địa phương hiểu được nỗi bức xúc đó của người dân nhưng địa phương còn khó khăn nên không có kinh phí để thực hiện.

“Để nguyện vọng của bà con, đặc biệt là phục vụ việc đi lại cho các em học sinh, chúng tôi cũng chỉ biết trông chờ vào sự quan tâm, chia sẻ khó khăn của các mạnh thường quân với địa phương trong việc tạo điều kiện xây dựng một cây cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, học tập của học sinh nơi đây”, ông Công bày tỏ. 
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1728: Ủng hộ xây cầu qua ấp 16, xã Phong Tân, huyện Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

                                                                                              Bài, ảnh, video: Huỳnh Hải

http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/hoc-sinh-ngan-duong-den-truong-phai-qua-cay-cau-go-muc-nat-1045267.htm

 


  Các Tin khác
  + Xót xa nữ bác sĩ 29 tuổi bị kính cường lực quán cà phê đổ sập lên người, có nguy cơ liệt toàn thân (11/05/2024)
  + Mã số 5135: Rơi nước mắt cảnh người vợ bất lực nhìn 2 người thân mắc bệnh hiểm nghèo (02/03/2024)
  + Mã số 5133: Nỗi thống khổ của người cựu binh già trong căn nhà sàn sắp sập (02/03/2024)
  + Mã số 4765: Chồng mất vì ung thư, vợ không còn nhà phải đưa 2 con đi ở trọ (07/02/2023)
  + Mã số 4762: Người đàn ông cầu mong đứa cháu bị bệnh thiếu máu được đến trường (07/02/2023)
  + Mã số 4712: Tiếng kêu cứu của 6 người bệnh tật, ngơ ngẩn trong ngôi nhà chờ sập (14/12/2022)
  + Mã số 4711: Thương 3 chị em mồ côi mẹ sống cùng cha nghèo khó, bệnh tật (14/12/2022)
  + Mã số 4695: Vợ chồng tàn tật mong phép màu với con trai 2 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm (27/11/2022)
  + Mã số 4694: Bác sĩ kêu gọi giúp đỡ người đàn ông bị tai nạn giao thông liệt nửa người (26/11/2022)
  + Mã số 4690: Cậu học trò đội tuyển quốc gia môn Lịch sử mơ ước được đi phẫu thuật (26/11/2022)
  + Mã số 4689: "Mẹ ơi, cứu con với, con đau quá rồi..." (26/11/2022)
  + Mã số 4662: Số phận nghiệt ngã của thầy giáo trẻ vừa dạy học vừa chạy thận (25/10/2022)
  + Mã số 4660: Cha mẹ bỏ rơi, bé 8 tuổi sống lay lắt với ngoại nghèo, nguy cơ thất học (25/10/2022)
  + Mã số 4659: Cuộc sống khốn cùng của những phận người sau biến cố (25/10/2022)
  + Cô giáo bị vỡ mạch máu não được giúp hơn 76 triệu đồng (25/10/2022)
  + Mã số 4656: Bác sĩ khẩn cầu giúp người phụ nữ bệnh chồng bệnh, tính mạng bị đe dọa (19/10/2022)
  + Hà Tĩnh: Cụ ông phải bán hết tài sản để chữa khối U lạ (10/10/2022)
  + Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ bị kẻ gian lừa mất sạch số tiền đi vay để chữa bệnh cho con (10/10/2022)
  + Mã số 4645: Nỗi khát khao được học đại học của nữ sinh mồ côi mẹ, bố bỏ đi xa (10/10/2022)
  + Mã số 4646: Bác sĩ Đại học Y kêu gọi cứu giúp thiếu nữ 18 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp (10/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60874345

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July