Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  BAN SƠ TIẾNG CHIÊNG BUÔN LÀNG BAN SƠ TIẾNG CHIÊNG BUÔN LÀNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Cồng chiêng là một trong những loại tài sản quí giá nhất của dân tộc Tây Nguyên. Nó được đồng bào mua sắm, tích lũy và xem như là một dấu hiệu thể hiện sự giàu có của gia chủ. Mỗi lần lễ hội, đồng bào thường thực hiện nghi lễ cúng thần chiêng trước khi mang ra sử dụng trong sinh hoạt vui chơi hay phục vụ đời sống tâm linh.

 Nghệ nhân so chiêng, chỉnh tiếng trước khi diễn tấu

Linh hồn của di sản Tây Nguyên

Xưa kia, chiêng Lào (còn gọi là chiêng Lao), chiêng Campuchia (còn gọi là chiêng Cur) không thiếu, nhưng đồng bào sống trên dọc dải Trường Sơn và vùng Tây Nguyên vẫn tín nhiệm, ưa thích loại chiêng do chính người Kinh sản xuất ra gọi là chiêng Doanh. Những năm mùa màng bội thu, đời sống khá giả, đồng bào miền núi luôn có nhu cầu mua sắm cồng chiêng để sử dụng trong các lễ hội và làm tài sản lâu dài cho gia đình. Lý do đồng bào Tây Nguyên thích chọn lựa loại cồng chiêng của người Kinh làm ra vì những bộ chiêng đồng bào mua về có thanh âm đúng theo cảm âm của từng dân tộc.

Bởi vì, trong nghề đúc cồng chiêng, việc thẩm âm, lấy tiếng cho chiêng là công đoạn khó nhất, không phải nghệ nhân nào làm cũng được. Muốn chế tác được một bộ chiêng đúng với thang âm và bản sắc của từng dân tộc, ngoài những bí quyết của làng nghề, người thợ phải trực tiếp đến với vùng Tây Nguyên, thâm nhập vào từng vùng, từng dân tộc, thậm chí từng nhóm địa phương, tiếp xúc với các nghệ nhân chơi chiêng và thực sự hiểu được văn hóa cồng chiêng của họ mới có thể biết mình sẽ phải chế tác như thế nào, để sau khi mua về những sản phẩm này có thể sử dụng được, chỉ cần chỉnh thêm chút đỉnh để hợp với tai nghe của người chơi chiêng.

Bên cạnh thẩm âm, người ta còn phải biết phục hồi, chỉnh sửa những chiếc cồng chiêng bị hỏng. Thoạt trông, những chiếc chiêng tưởng khó hư hỏng nhưng kỳ thực, chúng lại dễ bị “bệnh”, phai lạc tiếng, âm thanh không còn độ chuẩn xác. Khi đánh lên âm thanh không hòa hợp cả bộ, do bà con cất giữ không cẩn thận, để bụi bẩn bám vào hay di chuyển nhiều dẫn đến mặt trong và ngoài của các bộ chiêng bị cong, vênh hoặc méo mó.

 Nghệ nhân Xơ Đăng đang chỉnh chiêng

Trái tim say mê âm nhạc dân tộc

Nếu không biết chỉnh sửa thì những chiếc chiêng ấy không còn giá trị, chẳng khác chi một thứ đồng nát. Nhưng nếu được chỉnh sửa thì nó sẽ phục hồi âm sắc như lúc ban đầu. Trong mỗi buôn làng thường có một vài người biết sửa chữa chiêng, người Êđê gọi là Pô kmal ching, người Mnông gọi là Bu nuih chrai chưng. Những nghệ nhân chỉnh chiêng luôn được dân làng kính trọng, họ tin rằng những người đó được “Yàng cho âm thanh” mới làm được nghề cao quý này. Người Mnông có câu tục ngữ sau: “Chiêng không kêu ta sửa một ngày/ Cồng mất tiếng ta chỉnh một ngày/ Voi còn bướng ta tập một ngày”.

Mỗi nghệ nhân đều có bộ đồ nghề gồm nhiều vật dụng thô sơ như chiếc kéo cắt sắt thép, các loại búa nhỏ nặng chỉ vài gam được làm bằng gỗ (hoặc sắt) được quấn kỹ bằng lớp dây cao su, một khúc gỗ làm bàn kê, hòn đá non lấy từ suối… Mỗi dụng cụ có tác dụng khác nhau, ví như chiếc búa được dùng để gõ, nắn lại mặt chiêng bị cong, vênh, làm cho chiếc chiêng trở lại hình dạng ban đầu. Miếng đá mỏng dẹt có chức năng dễ dàng chà sạch những chất bẩn bám dính bên trong và ngoài bề mặt chiếc chiêng, không để lại vết trầy xước, trả lại âm thanh nguyên sơ ban đầu.

Hiện nay, nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng thì khá nhiều nhưng những người biết thẩm thấu, chỉnh sửa cồng chiêng thì chỉ có số ít. Họ có đôi tai nhạy bén và trái tim luôn say mê với vốn âm nhạc của dân tộc mình. Nghệ nhân thẩm âm cồng chiêng thực sự là vốn quý của tài sản nhân văn Tây Nguyên, giúp giữ gìn, duy trì Không gian văn hóa cồng chiêng - được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một số nghệ nhân thẩm âm các dân tộc Tây Nguyên đã được vinh danh, trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú.

Tấn Vịnh/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/ban-so-tieng-chieng-buon-lang-20200116141220483.htm


  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59792523

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July