Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nỗ lực giữ gìn và đưa nghề nón làng Chuông hội nhập Nỗ lực giữ gìn và đưa nghề nón làng Chuông hội nhập , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trong khi đa phần người làm nón làng Chuông đang loay hoay, vất vả mưu sinh và bảo tồn nghề truyền thống thì nghệ nhân Lê Văn Tuy là một trong số ít người đã tìm ra hướng đi mới cho nghề và sản phẩm nón.

 Sản phẩm nón làng Chuông (Ảnh: Hồng Anh)

 

Tiếp nối, giữ gìn nghề gia truyền

Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng nổi tiếng với nghề làm nón - làng Chuông (xã Phương Trung, Huyện Thanh Oai, Hà Nội), đến nay nghệ nhân Lê Văn Tuy đã có ngót nghét 40 năm gắn bó với nghề.

Gia đình có đến 5 đời làm nón, do vậy tuổi thơ của Lê Văn Tuy đã gắn liền với việc học hành và tham gia cùng gia đình làm nón. Với hơn 40 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã chứng kiến sự thăng trầm của nghề nón. Có thời, nón lá làng Chuông được chọn làm quà biếu cho các hoàng hậu, công chúa trong cung.

Sau này, khi thứ che mưa, che nắng và làm duyên mái tóc là lựa chọn gần như duy nhất của phụ nữ, cũng là lúc nón lá làng Chuông được bán khắp các chợ khu vực phía Bắc. Cả làng Chuông bận rộn với công việc làm nón. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô chiếm ưu thế cùng với sự hiện diện trào lưu của các loại mũ thời hiện đại đã làm nón trở nên lạc lõng. Làng Chuông điêu đứng vì sản phẩm làm ra bán chậm, dù giá bán thấp. Nhiều gia đình trong làng phải bỏ nghề.

Với trăn trở: “muốn sống được bằng nghề, sản phẩm phải có nhiều mẫu mã, hướng đến công dụng mới và những đối tượng khách hàng mới”. Bắt đầu từ cuối những năm 90 thế kỷ trước, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã tiếp cận với khách hàng để tìm hiểu và mày mò thiết kế những kiểu dáng, chất liệu mới cho sản phẩm nón.

 Một góc chợ nón làng Chuông (Ảnh: Hồng Anh)

 

Thoát khỏi lối mòn

Năm 1999, với đơn đặt hàng chỉ 1 đơn vị sản phẩm, đã mở ra cho nghệ nhân Lê Văn Tuy một hướng đi mới. Năm đó, anh nhận làm 1 chiếc nón cỡ lớn, đường kính tới 1 m với yêu cầu lá nón không được nối. Đây là thử thách không nhỏ vì kiếm lá nón dài như yêu cầu rất khó. Để làm chiếc nón, anh còn phải tự thiết kế khung mới với kích thước mới. Việc khâu chiếc nón này cũng vô cùng khó khăn do kích thước quá lớn, 2 vợ chồng cùng làm, mỗi người ngồi khâu 1 phía.

Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đã khích lệ anh mạnh dạn đổi mới mẫu mã và kiểu dáng, chất liệu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Anh bắt đầu mày mò tìm hiểu về thị trường, nhu cầu khách hàng và tự thiết kế hàng loạt kiểu dáng mới. Ngoài nón chóp che mưa nắng, sản phẩm mới của gia đình anh còn có nón quai thao, các loại nón làm quà lưu niệm, nón biểu diễn (thời trang, múa), nón phục trang trong các phim cổ trang; nón Thái, nón Hàn Quốc, nón Tàu… Bên cạnh đó là hàng loạt sản phẩm phục vụ trang trí nội thất khác. Dù đổi mới về kiểu dáng cũng như chất liệu, nhưng các sản phẩm làm ra vẫn đảm bảo về chất lượng (độ bền, vững chắc của nón, mũ) và thẩm mỹ truyền thống (màu lá sáng, màu sắc đồng đều, hình dáng cân đối nhưng thanh thoát).

 Nghệ nhân Lê Văn Tuy trang trí gian hàng thủ công truyền thống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ảnh: Thu Loan)

Sản phẩm nón làng Chuông đã tham gia nhiều hội trợ, triển lãm ở Hà Nội nhằm quảng bá sản phẩm, tiếp cận với khách hàng và được khách hàng đón nhận, tin tưởng vì cả chất lượng lẫn mẫu mã.

Nhạy bén với thị hiếu khách hàng và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu để nghề nón làng Chuông nói riêng, làng nghề truyền thống nói chung. Người làng Chuông cũng đã khởi đầu mới từ những người tiên phong như nghệ nhân Lê Văn Tuy. Ngoài tự gia đình sản xuất, nghệ nhân đứng ra mua thu gom nón của các gia đình trong làng để tìm mối khách hàng ngoại tỉnh (Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình) phía Bắc và cả phía Nam. Cơ sở của gia đình anh tạo công ăn việc làm cho gần chục nhân công và nhận truyền dạy nghề làm nón.

Nghệ nhân Lê Văn Tuy chia sẻ: “Mỗi ngày cơ sở sản xuất của gia đình làm ra 1.000 sản phẩm. Có ngày bán hết, có ngày chỉ vài chục. Khách các tỉnh xa đến đặt hàng mua sỉ thường xuyên với số lượng lớn. Gia đình tôi còn nhận đơn đặt hàng theo mẫu mã của các đoàn nghệ thuật, đoàn làm phim, các nhà thiết kế thời trang. Chúng tôi cũng thường xuyên xuất khẩu hàng đi các nước".

Cơ sở sản xuất của gia đình nghệ nhân Lê Văn Tuy đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, nhiều lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, mua hàng. Đây là cơ hội để nghề nón của gia đình cũng như của làng Chuông - một nét văn hóa về nghề, làng nghề truyền truyền thống cũng như vẻ đẹp của chiếc nón lá được giới thiệu, quảng bá hiệu quả và thiết thực.

Nón làng Chuông còn những chặng dài trước mắt để song hành trong đời sống, cùng sự phát triển của thời trang cũng như du lịch của đất nước. Với nghệ nhân Lê Văn Tuy, nón Chuông là lựa chọn định mệnh, là lẽ sống và tình yêu của mình.

(Theo Thu Loan/Làng Việt)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/no-luc-giu-gin-va-dua-nghe-non-lang-chuong-hoi-nhap-20171115150914229.htm



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59778328

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July