Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Rối Đầu gỗ Rối Đầu gỗ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Rối Đầu gỗ là trò kịch nghệ dân gian có nguồn gốc nhiều bí ẩn chưa được giải thích, tên chữ gọi là trò Ổi lỗi, đây là trò múa rối độc đáo bậc nhất trong các trò rối cạn ở Việt Nam.

Hàng năm, từ ngày 20 đến 22 tháng Giêng, chùa Đại Bi ở xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định lại mở hội. Trong ba đêm hội này, duy nhất ở đây có một màn trình diễn hát và múa rối hầu thánh trong nội tự. Chính vì thế, các đầu rối ở đây mới có nguồn gốc bí ẩn và được gọi là “Thánh tượng”. Đây là trò múa rối độc đáo bậc nhất trong các trò rối cạn ở Việt Nam, cũng là trò kịch nghệ dân gian có nguồn gốc nhiều bí ẩn chưa được giải thích, tên chữ gọi là trò Ổi lỗi, hay còn được gọi là Rối Đầu gỗ...

Múa rối hầu Thánh tức là múa cho Thánh xem, Thánh ở đây chính là Thiền sư Từ Đạo Hạnh - vị Thánh tổ được thờ ở chùa, là một trong “ngũ đại thiền sư” dưới thời nhà Lý, mà tương truyền ông là tổ sư của nghệ thuật múa rối Việt Nam. Những ngôi chùa gắn với sự tích về ông cũng đều là nơi phát tích nghệ thuật múa rối như chùa Bi, chùa Láng (Hà Nội), chùa Thầy (Hà Nội).

Xung quanh sự ra đời của rối đầu gỗ có nhiều huyền tích, nhưng cho đến nay người dân vẫn chỉ truyền miệng nhau thế chứ chưa có thuyết nào là chắc chắn cả. Có thuyết kể rằng khi du hành từ đất Phật trở về, đức Từ Đạo Hạnh có vớt được một cái bọc nhấp nhô trên mặt nước, mở ra thì trong đó có 6 quái thai. Thánh Từ đã mang về nuôi dưỡng, cảm hoá và trở thành những người có ích cho đời, cũng từ đó đặt làm tích trò múa rối. Cũng có thuyết kể rằng có 12 ông thần Sóng dâng nước ngập lụt hại dân, đức thánh Từ ra tay làm phép thu phục được sáu ông, còn sáu ông khác bị đuổi ra biển, qua đó đức thánh Từ đặt ra tích trò rối là sáu ông thần Sóng múa trên mặt nước… Thuyết cuối cùng cho rằng sáu đầu tượng rối chính là đại diện cho ngần ấy “đức” của người quân tử: Liêm, Sỉ, Trí, Tín, Hiếu, Nghĩa... Bởi thế, tích trò Ổi lỗi ở chùa Bi không dừng lại là loại hình nghệ thuật, mà nó còn mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh được nguời nơi đây tôn kính và thờ phụng.

Yếu tố làm nên sức sống và linh hồn của lễ hội rối cạn chùa Bi là những đầu rối gỗ, hay còn gọi là “Thập nhị thánh tượng” gồm sáu tượng rối lớn và sáu tượng rối nhỏ. Sáu đầu tượng cùng cỡ làm bằng gỗ phủ sơn ta, vẽ mày vẽ mặt rất đẹp gọi là “sáu ông Lộng”. Mỗi đầu tượng này có cán cầm tay ở gáy tượng, dài khoảng 40cm, đường kính lòng 30cm, nặng khoảng 3kg/đầu. Trong sáu đầu tượng này thì chia ra làm 3 cặp: Đôi “chúa Lộng” mặt đỏ, miệng rộng có râu ria, tượng trưng cho vẻ chính nhân quân tử; đôi “cóc vàng” sơn mặt màu hồng nhạt, tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước; đôi “Tùy trắng”, hai pho này mặt sơn trắng, mũi rất to, miệng rất rộng, tượng trưng cho sự phồn thực sinh sôi nảy nở. Sáu đầu tượng nhỏ hơn làm bằng gỗ đặc, dài khoảng 30cm, nặng khoảng 1kg/tượng. Gồm: Hai pho tượng Tiên; một tượng Chàng; một tượng Hậu; một tượng ông Mách, và cuối cùng là tượng ông Chớp. Những tượng này đội mũ hoặc vấn tóc theo lối cổ, chân dung cũng rất tươi tỉnh.
 

Nếu như các con rối của các kiểu rối cạn khác gọi là “quân trò” hay “con trò” thì rối Đầu gỗ chùa Bi được gọi là “Thánh tượng”. Bởi bình thường tượng được đặt sau gian chính thờ Phật trong chùa, có thờ cúng, hương nhang, và tương truyền bộ Thánh tượng này không dưới 200 năm tuổi. Mỗi khi lấy tượng ra biểu diễn các cụ phường rối phải áo the khăn xếp, thắp hương cúng lễ cẩn thận. “Áo mặc” cho “thánh tượng” gọi là “the”, vừa là phủ từ cổ tượng trở xuống, vừa che tay người cầm luôn.

Nhạc cụ của buổi trình diễn thuần túy là dùng bộ gõ, gồm 2 cái mõ làm bằng gốc tre; 1 trống bảng (đường kính mặt khoảng 40cm, gõ bằng mảnh nứa chứ không phải bằng dùi); 2 trống cơm; 2 thanh la; 1 trống cái để gõ cầm canh chuyển làn điệu; 1 chuông đẩu và 1 trống thày bói dùng để gõ theo trống cái. Khi hát thì có hai người hát, phải khoanh tay mà hát. Tuy chỉ có một bộ gõ thôi, nhưng tới 26 bài ca, 32 làn điệu rất phong phú và phức tạp tinh kỳ (có một bài cuối cùng là bài Dâng Phú, đến màn này là bài văn ca có nhiều tên “húy” của các thánh. Do vậy không được ghi ra giấy, các ông trùm phường rối quỳ đọc lẩm nhẩm, đánh trống lấp tiếng đi không ai nghe rõ. Bài Dâng Phú chỉ được truyền khẩu riêng cho những người kế nghiệp làm trùm phường).

Sân khấu biểu diễn không hoành tráng, không cầu kỳ mà chỉ đơn giản là một bước rèm che cách điệu hình sóng nước được mắc vào hai cây cột giữa tiền đường trong chùa, người múa rối, người hát, người gõ nhạc cụ đứng sau tấm màn, quay mặt về phía ban thờ Phật và ban thờ Đức Thánh Từ. Người múa cầm “Thánh tượng” giơ tay múa trồi lên trên tấm màn che như nổi lên trên mặt nước, múa từ trái qua phải,…cứ thế những Thánh tượng thay đổi vị trí cho nhau, mỗi làn điệu các Thánh tượng đều có những tư thế khác nhau.

Nhạc cụ của buổi hầu Thánh cũng chỉ thuần tuý là dùng bộ gõ với 2 mõ làm bằng gốc tre; 1 trống bảng; 2 trống cơm; 2 thanh la; 1 trống cái để gõ cầm canh chuyển làn điệu; 1 chuông đẩu và 1 trống thày bói dùng để gõ theo trống cái. Tuy chỉ có 1 bộ gõ thôi nhưng có tới 26 bài ca, 32 làn điệu hết sức phong phú, phức tạp hoàn toàn bằng lời Việt cổ. Ca từ biểu diễn khi hát rối Ổi lỗi chủ yếu mang nội dung nói về công lao của đức thánh Từ, ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền. Những lời ca mộc mạc trong một số màn hát múa như “dâng Chàng”, “vãn cách”, “dâng chầu chuẩn”… đã thể hiện được tình đoàn kết, đồng tâm nhất trí của cư dân vùng sông nước để chống lại thiên tai địch họa, cầu mong mưa thuận gió hòa... Trong ca từ, làn điệu có rất nhiều từ cổ, để hiểu được nội dung, các nghệ nhân phải dùng từ điển Nôm để tra, song nhiều từ ngay cả từ điển cũng không có, hoặc nhiều từ tối nghĩa không thể dịch ra được.

Trung bình mỗi bài sẽ trình diễn trong khoảng từ 30 – 40 phút. Thời gian biểu diễn dài, đầu rối nặng, nhưng theo quan niệm duy tâm của người dân nơi đây thì đánh rơi đầu rối khi biểu diễn hầu thánh là điều đặc biệt kiêng kị. Nếu phạm phải lỗi này, người đó sẽ bị thần linh quở phạt, vì vậy không ai dám lơ là.

Trước kia, Phường rối Đầu Gỗ được chia 5 mẫu ruộng để cấy, lấy “kinh phí” phục vụ cho luyện tập và biểu diễn. Ngày thường thì ai cũng bận nghề rèn, nghề nông nên không mấy khi họp mặt được, các cụ trùm bèn bàn nhau dịch lời kinh văn từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ phát cho mọi người tranh thủ ôn luyện. Việc đánh trống gõ nhạc cũng phải tự tập. Chỉ đến khi chùa Bi cận ngày mở hội thì phường rối mới họp lại để “phối khí”. Hiện nay, hội viên của phường rối chùa Bi bao giờ cũng đảm bảo trên 50 người ở 3 thôn Vân Chàng, Giáp Ba, Giáp Tư với 3 ông trùm đại diện quản lý các thành viên trong thôn. Họ tụ họp với nhau không phân biệt tuổi tác, trình độ, cũng không được trả những khoản thù lao, họ cho rằng được phục vụ trong phường Rối, được nâng thánh Tượng là cả một niềm vinh hạnh, là một việc làm hết sức thiêng liêng, được phục vụ công việc của Thánh, được hầu Thánh, hoặc vì mong muốn có 1 đứa con trai (tương truyền cứ vào phường Rối thì chắc chắn sẽ có con trai).... Ngày thường thì ai cũng bận việc rèn, việc nông nhưng đến gần ngày hội, anh em phường rối dù có bận bịu đến thế nào đi nữa cũng về tụ họp đông đủ để chuẩn bị cho những đêm “phát tấu”. Nếu như xưa kia trai làng nô nức biện lễ để xin vào phường Rối thì nay, cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, lớp trẻ không còn mặn mà với truyền thống như trước. Tuy nhiên, 50 thành viên nhưng giờ đây số người có thể đảm nhận được việc biểu diễn 50% chương trình trở lên chưa tới 20 người, còn để đảm nhận được toàn bộ thì gần như không còn ai. Vì ngày càng thưa người kế cận nên nguy cơ mai một là rất gần, chưa nói đến việc học lời, học làn điệu hát hay cách thức múa rối không hề đơn giản, cần phải có thời gian dài và đặc biệt là sự yêu thích tự nguyện với loại hình truyền thống này. Phường Rối hiện có một bộ tượng dự bị chuyên dùng để tập, còn Thập nhị thánh tượng chùa Đại Bi đang được lưu giữ đằng sau nơi thờ tự của chùa. Rối đầu gỗ chùa Bi cũng đã từng “khăn gói đi diễn” ở Thủ đô và được Viện Âm nhạc về ghi hình làm tư liệu. Song có lẽ chừng đó chưa đủ để được gọi là hoạt động quảng bá và bảo tồn trò rối cạn “độc nhất”, mang đậm tính văn hóa, tín ngưỡng này.

Theo thegioidisan.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/roi-dau-go-20180625095020148.htm



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59787229

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July