Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Bí ẩn sau chiếc mặt nạ người Hàn Quốc dùng nghìn năm trước Bí ẩn sau chiếc mặt nạ người Hàn Quốc dùng nghìn năm trước , Người xứ Nghệ Kiev
 

Người Hàn Quốc yêu thích những chiếc mặt nạ bởi chúng cho phép họ ẩn danh để chỉ trích, châm biếm những thói xấu trong xã hội.

 Trong tiếng Hàn, "tal" nghĩa là "mặt nạ". Đối với người Hàn Quốc cổ đại, tal là biểu tượng thiêng liêng của các vị thần và thường xuất hiện trong nhiều hoạt động văn hóa từ giải trí tới nghi lễ cưới hỏi. 

 Theo truyền thuyết, thời kỳ Cao Ly ở Hàn Quốc, các vị thần ra lệnh cho thợ thủ công Huh Chongkak, dân làng Hahoe, phải tạo ra 12 chiếc mặt nạ gỗ khác nhau. Họ yêu cầu Chongkak không được gặp mặt ai cho đến khi hoàn tất công việc của mình.

 Những chiếc mặt nạ làng Hahoe và điệu nhảy của người dân khi đeo chúng là văn hoá truyền thống của người Hàn Quốc. Ngày nay, 9 trong số 12 chiếc mặt nạ trên có mặt trong danh sách “Kho tàng văn hoá Hàn Quốc”, 3 chiếc còn lại đã bị thất lạc. Có 12 nhân vật trong bộ mặt nạ Hahoe. 3 nhân vật mất tích là Chongkak (cử nhân), Byulchae (người thu thuế) và Toktari (ông già). 9 chiếc mặt nạ vẫn tồn tại là: Yangban (quý tộc), Kaksi (người phụ nữ trẻ hay cô dâu), Chung (tu sĩ Phật giáo), Choraengi (người hầu của Yangban), Sonpi (học giả), Imae (người ngu ngốc và đầy tớ vô dụng của Sonpi), Bune (vợ lẽ), Baekjung (kẻ giết người), và Halmi (bà già). 

 Những chiếc mặt nạ làng Hahoe chỉ là một trong hàng chục phong cách mặt nạ Hàn Quốc với các điệu múa liên quan. Những khu vực khác nhau lại sáng tạo ra một hình thức nghệ thuật riêng. Các mặt nạ từ tả thực đến kỳ dị. Một số mặt nạ có hình tròn, bầu dục, một số khác lại có hình tam giác với phần cằm dài và nhọn.

 Theo các nhà nghiên cứu, những màn biểu diễn với mặt nạ (Tiếng Hàn: talchum) đầu tiên có thể đã xuất hiện từ những năm 18 TCN đến năm 935. Giai đoạn này là thời kỳ của vương quốc Silla, với sự có mặt của điệu múa kiếm “kommu”, trong đó các vũ công đeo mặt nạ. 

 Kommu trở nên phổ biến trong thời kỳ Cao Ly, kéo dài đến năm 1932. Đến cuối thời đại này, talchum – điệu múa với những chiếc mặt nạ đã xuất hiện trong dân gian. Huh Chongkak phát minh ra phong cách mặt nạ Hahoe từ khu vực Andong. Cũng vào giai đoạn đó những nghệ nhân khác trên khắp bán đảo Triều Tiên cũng tạo ra những chiếc mặt nạ sống động, phục vụ loại hình châm biếm này. Trong ảnh là nhân vật Chwibari, đang nhìn chằm chằm vào cô dâu của mình đằng sau lớp mặt nạ của nhân vật Bongsan. 

 Các diễn viên đeo mặt nạ thường mặc những chiếc áo lụa hanbok hoặc quần áo truyền thống đầy màu sắc. Phần tay áo dài, màu trắng giúp chuyển động của diễn viên trở nên sinh động hơn, nhất là khi họ đeo mặt nạ có hàm cố định làm ẩn đi biểu cảm gương mặt. 

Để có một điệu nhảy, chắc chắn phải có âm nhạc. Mỗi tiết mục talchum của từng khu vực lại có các loại nhạc cụ riêng kèm theo. Tuy nhiên, về cơ bản một dàn nhạc thường có “haegum” – loại đàn nhị Hàn Quốc, một loạt loại sáo ngang, chiêng và trống. Nhân vật trong ảnh là Kaksi, cô dâu.  

 Các vũ điệu với những chiếc mặt nạ ở Hàn Quốc xoay quanh 4 chủ đề chính. Đầu tiên là nhạo báng sự hoang mang, ngu xuẩn và bất hạnh chung của tầng lớp quý tộc. Thứ hai là tình yêu tay ba giữa người chồng, người vợ và một vợ lẽ. Chủ đề thứ ba là nhà sư đồi bại và hư hỏng, như Choegwari. Cuối cùng là câu chuyện phổ quát hơn, về cái tốt phải chung sống với cái xấu, và cái tốt giành chiến thắng cuối cùng. 

 Có ít nhất 13 hình thức khác nhau của lối biểu diễn talchum vẫn còn được lưu giữ tại Hàn Quốc ngày nay. 

(Vnexpress)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/the-gioi-muon-mau/bi-an-sau-chiec-mat-na-nguoi-han-quoc-dung-nghin-nam-truoc-20181224105126114.htm


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59760212

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July