Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Chuyện đời tướng biệt động Chuyện đời tướng biệt động , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trong pho sử huyền thoại về Biệt động Sài Gòn - Gia Định, vị chỉ huy trưởng Tư Chu có lẽ cũng chiếm vài chương. Cuộc đời ông chở theo bao huyền thoại và luôn đong đầy tình đồng đội, đồng chí chân thành.


Bà Đoàn Thị Nhỏ (Tư Nhỏ) kể lại quá trình hoạt động cách mạng của mình và người chồng - ông Tư Chu (cố đại tá Nguyễn Đức Hùng), nguyên Chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Bà Đoàn Thị Nhỏ (Tư Nhỏ) kể lại quá trình hoạt động cách mạng của mình và người chồng - ông Tư Chu (cố đại tá Nguyễn Đức Hùng), nguyên Chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Tôi đốt nén nhang, kính cẩn nghiêng mình bên di ảnh cố đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) - nguyên Phó Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng Các Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Trên vách tường gần đó là tấm ảnh ông ngồi cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất ấm cúng, thân tình. Cách đó không xa là danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân dành cho ông, đề ngày 3-1-2012. Mang hàm cấp tá nhưng là chỉ huy cao nhất của biệt động thành nên ông Tư Chu thường được gọi là “tướng biệt động”. Ngôi nhà thoáng đãng, yên ắng được che bóng bởi nhiều cây xanh, nằm ở khu Thảo Điền ven sông Sài Gòn dịu mát là nơi tập hợp của các gia đình biệt động vào mùng 6 Tết hằng năm. “Sắp tới đám giỗ lần thứ hai của ông xã tôi rồi (ông mất ngày 16-5-2012 - NV). Năm nào nhà tôi cũng làm giỗ bộ đội biệt động, chỉ mỗi năm nay tôi bệnh nên không làm” - bà Đoàn Thị Nhỏ (Tư Nhỏ), vợ ông Tư Chu, bộc bạch.

Người con xứ Bắc của cách mạng miền Nam

Nguyễn Đức Hùng sinh năm 1928, quê xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm lên 8, vào Nha Trang kiếm sống, sau đó vào Sài Gòn tham gia cách mạng từ năm 1945.

Vào Nam, ông được gửi đi học một khóa Quân chính của Quân khu 7 ở Hội Đồng Sầm (Đồng Tháp Mười) rồi được phân công về Sài Gòn - Chợ Lớn công tác với nhiệm vụ là xây dựng cơ sở vũ trang và hoạt động quân sự. Lúc này, giặc Pháp đã bình định xong nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn, chuẩn bị đưa quân viễn chinh đánh chiếm tiếp các tỉnh khác ở Nam Bộ. Năm 1947, Nguyễn Đức Hùng được điều ra khu giải phóng để chỉ huy một đơn vị tập trung thuộc Chi đội 6, Trung đoàn 306 miền Đông Nam Bộ, sau đó được điều về phía Tây Nam Sài Gòn chỉ huy một đơn vị biệt động, có phiên hiệu 2766, trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, chuyên tổ chức các trận đánh đột kích vào lòng địch. Đối thủ trực tiếp một mất một còn của Biệt động 2766 là bọn PSE Gia Định (Cảnh sát đặc biệt miền Đông) đóng tại bót Hàng Keo Gia Định. Đây là bọn Việt gian, bắt giết quân dân ta hết sức dã man; Biệt động 2766 lên kế hoạch phải diệt cho bằng được.

Ngày 1-10-1949, Biệt động 2766 với 30 chiến sĩ do Nguyễn Đức Hùng chỉ huy bất ngờ tập kích bót Hàng Keo Gia Định, khiến địch thiệt hại nặng nề. Tiếng lành về biệt động vang xa và cũng từ đó, tinh thần, bản sắc của biệt động Sài Gòn (sau này) đã hình thành.

Rồi ông lại tập kết ra Bắc, đến tháng 3-1961 thì nhận lệnh trở vào miền Nam. Ông trở lại miền Nam trong đội hình đoàn Phương Đông 1 vào tháng 5-1961, đến cuối tháng 8-1961 về vùng Bắc Củ Chi - đã được giải phóng sau Đồng Khởi 1960. Những năm đầu, ông được giao nhiệm vụ phụ trách quân báo và địch tình (1962-1963). Đến khi tổ chức quân báo mở rộng hoạt động, cơ quan quân sự có nhờ địa phương tìm giúp một cán bộ tính tình kín đáo, thông thuộc địa bàn, đã qua công tác dân vận. Và chính yêu cầu này đã cho ông cơ duyên gặp bà Tư Nhỏ - vợ ông sau này.

Phải lòng “con gái Củ Chi”

Huyện ủy Củ Chi giới thiệu bà Tư Nhỏ. Ông Tư Minh (một trong những bí danh của ông Nguyễn Đức Hùng lúc đó, sau này đổi thành Ba Tam, Tư Chu) là thủ trưởng trực tiếp của bà. Đó là tháng 11-1962. Cô con gái thứ tư trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở xã An Nhơn Tây của vùng đất thép Củ Chi này ban đầu không nghĩ rằng mình sẽ nên duyên vợ chồng với một cán bộ chỉ huy quân báo người Bắc. Còn ông, tình cảm nảy nở có lẽ bởi ông quá yêu đất và người nơi này, yêu như thấm vào da thịt: “Nước An Nhơn Tây vừa trong vừa mát/ Đường An Nhơn Tây pha cát dễ đi/ Con gái An Nhơn Tây mặt tựa hoa quỳ...”.

Nhớ lại những ngày ấy, bà kể: “Bộ dạng ảnh lúc đó chán lắm. Người gầy nhom, quần tà lỏn dài lòng thòng, rộng thùng thình, da xanh xám...”. Rồi bà cười hỉ hả: “Tổ chức muốn tác hợp tụi tôi thành vợ chồng; ảnh cũng chân thành, nói với tôi “anh theo cách mạng từ rất sớm, lại xa gia đình, rất cần có người bầu bạn”. Vậy là tôi chịu. Chiến tranh mà...”.

Đám cưới được tổ chức bí mật, gọn nhẹ vào đầu năm 1963 tại nhà ông bà Huỳnh Văn  Sáu (Tư Sao) - một gia đình Công giáo, chủ đồn điền ở Củ Chi rất gắn bó với cách mạng. Trà, rượu, thịt, bánh trái… hầu hết là cây nhà lá vườn; khách dự cũng toàn là đồng đội, đồng chí và người nhà Tư Nhỏ. Năm 1965, đứa con đầu lòng của họ - Nguyễn Lê Minh - chào đời. Một năm sau, bà Tư Nhỏ sinh tiếp con trai thứ hai, đặt tên là Nguyễn An Tây.

Cả nhà vào trận

Trong đợt 1 tấn công vào 9 cơ quan đầu não của Mỹ - Ngụy ngay trong Tết Mậu Thân 1968, bà Tư Nhỏ làm nhiệm vụ đưa quân cho đội biệt động số 3, đánh Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. Từ sáng sớm mùng 1 Tết, bà mang theo con trai Nguyễn An Tây, khi đó mới 2 tuổi, bí mật đón các chiến sĩ biệt động ở Trảng Bàng (Tây Ninh), “bao” hẳn một cỗ xe lam chạy thẳng về Sài Gòn. Bà gửi con cho một cơ sở cách mạng ở gần Đại học Quốc gia hành chính ngụy (nay là đường 3 Tháng 2) rồi đưa quân tập kết ở nhà ông Mười Lợi trong khuôn viên chùa Tập Thành (đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh ngày nay). Khi đội 3 hội đủ quân số, bà được lệnh trở về cơ sở, khi ấy đã hơn 1 giờ sáng mùng 2 Tết. Đứa con trai thấy động, cựa mình thức giấc, bắt gặp mẹ liền cười tươi rói, khiến bà càng vững tin vào chiến thắng.

Nhưng rồi trận đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân không đạt kết quả như mong đợi vì hiệp đồng tác chiến phía ta bị “bể”. Hơn 8 giờ sáng mùng 2 Tết, Tư Nhỏ giật thót khi nghe lính ngụy phát loa từ trực thăng kêu gọi Việt cộng ra hàng và loan tin đã bắt được Tư Chu - Chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn. Bà bủn rủn chân tay dù không tin đó là sự thật.

Trong khi đó, chồng bà còn đau lòng gấp bội. Làm sao không đau khi 5 đội biệt động do ông chỉ huy với 88 chiến sĩ trực tiếp cầm súng đã đơn độc chiến đấu trong lòng địch. Hầu hết đều chống trả đến viên đạn cuối cùng và hy sinh hoặc sa vào tay giặc, trong đó có nhiều người ông chưa kịp thấy mặt, nhớ tên...


Tin tức nguồn:
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=862902#ixzz305fXUdga
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60635962

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July