Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Dù cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, lương và phụ cấp ít ỏi, đi lại khó khăn, thế nhưng với tình yêu nghề và lòng tâm huyết của bản thân, tập thể cán bộ công nhân viên ngành y tế huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) vượt qua khó khăn kiên quyết bám nghề để thực hiện thiên sứ cao cả của người chiến sĩ áo trắng tất cả vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 1.

Những ngày đầu của mùa thu, chúng tôi trở lại xã Tà Cạ, một địa phương của huyện miền núi cao Kỳ Sơn (Nghệ An). Nơi này hứng chịu những tổn thất vô cùng nặng nề của cơn "đại hồng thủy" gần 1 năm về trước khiến hàng chục hộ dân bị mất nhà cửa, hàng trăm hộ dân bị thiệt hại về kinh tế.

Năm nay mùa mưa bão lại chuẩn bị đến gần, nên các y, bác sĩ Trạm Y tế xã Tà Cạ đang khẩn trương tích cực sửa sang lại cơ sở vật chất, chuẩn bị thuốc men để đáp ứng cho những tình huống khẩn cấp đe dọa tới sức khỏe của nhân dân và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. 

Đón tiếp chúng tôi với nụ cười pha lẫn những giọt mồ hôi đang lăn trên mặt, bác sỹ Vy Thị Giang – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tà Cạ cho biết, thời gian vừa qua đơn vị có thêm những thiết bị mới phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân do các nhà tài trợ trao tặng, nhưng vẫn còn thiếu thốn khá nhiều.

Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 2.

Trạm y tế xã Tà Cạ nằm ngay sát cạnh bên suối, thường xuyên phải gồng mình chống đỡ những cơn lũ ống, lũ quét nên cơ sở vật chất kỹ thuật vốn đã thiếu thốn nay lại đang có những biểu hiện xuống cấp. Chính vì thế, chỉ cần một nguồn tài trợ nho nhỏ cho trạm đều vô cùng đáng trân trọng.

"Công việc của nhân viên y tế vốn đã khó, với y tế miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn gấp bội. Nhiều lúc có một số ca bệnh chúng tôi đành phải chuyển lên tuyến trên", chị Giang chia sẻ.

Xã Tà Cạ với 11 bản, 1.087 hộ nhưng Trạm Y tế xã chỉ có 6 đồng chí y, bác sĩ phục vụ cho hơn 5.300 nhân khẩu. Những nhân viên y tế nơi đây phải đảm nhận tất cả các công việc từ khám, chữa bệnh đến xử trí cấp cứu, may vá vết thương, sinh đẻ... Đặc biệt nhất là thời điểm dịch COVID-19, sốt siêu vi và sốt xuất huyết, số ca bệnh tăng cao càng làm cho nhân viên y tế thêm quá tải.

Huyện Kỳ Sơn có 21 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới, có 172 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại khó khăn. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện hiện tại huyện có 192 cán bộ y tế thôn bản, 285 đồng chí y, bác sĩ tại trạm xá, Trung tâm Y tế huyện phục vụ thăm khám cho hơn 82.000 người dân trên địa bàn. 

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám thai định kỳ cho người dân còn nhiều khó khăn, tại 21 trạm xá, thị trấn của huyện thì chỉ có 1/3 xã đáp ứng được nhiệm vụ này, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn nhiều, một số trạm xá đã xuống cấp. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn các y, bác sĩ tại địa bàn vẫn chưa đồng đều khiến công tác khám chữa bệnh thêm phần khó khăn.

Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 3.
Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 4.

Nếu như ai đó cho rằng, cô y tá thôn bản là những người "nối dài" cánh tay của ngành y tế vùng biên, thì quả đúng như vậy. 

Ở vùng nẻo cao xứ Nghệ, những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, trạm y tế hay bệnh viện đều cách xa nhà thì người duy nhất và vô cùng quan trọng mà những bệnh nhân nơi đây có thể trông cậy trong lúc đau ốm là những đồng chí y tá thôn bản.

Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 5.

Chị Lô Thị Hương (48 tuổi), y tá công tác trong ngành có thâm niên ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, từng nhiều lần đi xuyên đêm, vượt đường xa để thăm khám, sơ cứu, hỗ trợ ban đầu cho người dân khi gặp vấn đề về sức khỏe. 

Chị Hương tâm sự: "Vào nghề từ năm 1994, trên hành trình đó có những kỷ niệm không thể nào quên được. Nhất là thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chúng tôi những y tế thôn bản phải hoạt động hết công suất, đi từng ngõ, gõ từng nhà, các trường hợp F1, F2 để cách ly, tránh lây lan ra cộng đồng".

Với thâm niên hơn 20 năm bám nghề, bám dân, bám bản ở vùng biên giới, bác sĩ Vy Thị Giang – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tà Cạ cho biết, trước đây khi mới vào nhận công tác tại địa bàn, công tác vận động người dân đi khám chữa bệnh, từ bỏ các hủ tục lạc hậu gặp phải không ít khó khăn, nhất là người dân lại thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe. 

Mặc dù đường xá đi lại vất vả, địa bàn rộng, nhưng khi nhân dân yêu cầu, dù là ngày hay đêm chúng luôn sẽ sàng đến tận nhà, sơ cấp cứu, những bệnh trong phạm vi có thể cứu chữa thì cố gắng hết sức, những ca bệnh mà không thể xử lý thì kịp thời chuyển lên tuyến trên điều trị, từ đó tạo thêm niềm tin yêu của nhân dân đối với các y, bác sĩ huyện miền núi cao vùng biên giới.

Bằng cách làm đó, cùng với việc sự tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh hiệu quả của đội ngũ y, bác sĩ "mưa dầm, thấm lâu" đã giúp rất nhiều người dân tại xã Tà Cạ, dần hiểu ra việc đến bệnh viện, bệnh xá chữa bệnh là cần thiết.

Mặc dù còn khó khăn, vất vả, chế độ phụ cấp ít ỏi nhưng những y tá tại các thôn, bản tại huyện miền núi Kỳ Sơn vẫn gắn bó với công việc vì tình cảm, trách nhiệm với đồng bào mình. Nghe những tâm sự của họ để thấy được sự vất vả, nhưng những gì mà họ đã làm được ở trên mảnh đất miền Tây xứ Nghệ khó khăn thật đáng trân trọng và tự hào.

Họ đã và đang trở thành nhịp cầu nối cho nhiệm vụ cao cả chăm sóc sức khỏe của nhân dân của ngành Y xứ Nghệ

Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 7.

 

Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 8.

"Mặc dù rất vất vả, phụ cấp ít ỏi chỉ hơn 800 nghìn đồng/tháng, nhưng vì tình yêu nghề tôi quyết định gắn bó. Ngoài ra, để có tiền trang trải cho cuộc sống, tôi phải ra đến chợ, buôn bán thêm để có tiền cho con ăn học. Chỉ mong rằng, các cấp chính quyền quan tâm hơn đến y tá thôn bản, tăng thêm phụ cấp cho chúng tôi, để bớt phần khó khăn trong cuộc sống", đó là những chia sẻ của chị Lô Thị Hương, nữ y tá bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ về tình yêu nghề của những chiến sĩ áo trắng vùng biên.

Huyện Kỳ Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 250km. Địa bàn phân bố rộng, có hệ thống khe, suối dày đặc, hạ tầng giao thông đang còn thô sơ nên việc đi lại thăm khám của y, bác sĩ vùng biên gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, BSCK II Sầm Văn Hải - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn cho biết: "Kỳ Sơn là một huyện miền núi giáp biên giới, địa hình đồi núi, khí hậu khắc nghiệt nên việc đi lại, thăm khám cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Các chế độ chính sách cũng hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu khá nhiều, dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán, chữa bệnh".

Hiện tại, huyện có 192 y tế thôn bản, 285 y, bác sĩ tại xã, TTYT huyện phục vụ thăm khám cho hơn 82.000 người dân trên địa bàn. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám thai định kỳ cho người dân còn nhiều khó khăn, tại 21 trạm xá, thị trấn của huyện thì chỉ có 1/3 xã đáp ứng được nhiệm vụ này. 

"Để tăng cường chất lượng thăm khám sản phụ khoa ở thôn bản và các xã, chúng tôi đã tổ chức đào tạo, cầm tay chỉ việc tại trung tâm cho các y, bác sĩ này để thăm khám hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những y bác sĩ nơi vùng biên như chúng tôi luôn động viên nhau làm tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, quyết tâm gắn bó với nghề dù có khó khăn đến bao nhiêu", BS Hải nói.

Cùng chung nỗi niềm anh Hải, bác sĩ Vy Chiến Thắng - Trưởng phòng Y tế huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết: "Là một huyện biên giới nên Kỳ Sơn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, một số trạm xá đã xuống cấp. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn các y, bác sĩ tại địa bàn vẫn chưa đồng đều khiến công tác khám chữa bệnh thêm phần khó khăn. Tuy nhiên, anh em vẫn luôn động viên nhau, hoàn thành tốt các công việc được giao và luôn gắn bó, quyết tâm không bỏ nghề dù còn nhiều vất vả".

Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe của nhân dân - Ảnh 9.

Rời Kỳ Sơn khi ánh hoàng hôn soi bóng dưới dòng Nậm Mô cuồn cuộn chảy, thứ tôi ấn tượng và cảm phục nhất đó là lời hứa chắc nịch của các y, bác sĩ rằng dù có khó khăn, vất vả tới đâu chúng tôi vẫn tiếp tục gắn bó với nghề. Gặp những khó khăn như vậy, thế nhưng các cán bộ y tế vùng biên chưa bao giờ có ý nghĩ rằng sẽ bỏ nghề.

Họ chỉ mong muốn rằng, nhà nước sẽ có cơ chế mới hỗ trợ thêm cho cán bộ ý tế vùng sâu vùng xa, được đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân, điều đó khiến chúng tôi những người làm báo và nhân dân huyện miền cao vùng biên giới Kỳ Sơn hết sức khâm phục và cảm ơn.

https://suckhoedoisong.vn/nhung-chien-si-ao-trang-vung-bien-quyet-khong-bo-nghe-tat-ca-vi-suc-khoe-nhan-dan-169231024175726851.htm


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
  + Bí ẩn ngôi chùa cổ do con trai vua Lý Thái Tổ lập, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an ở Hà Tĩnh (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60427069

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July