Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 09/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng , Người xứ Nghệ Kiev
 
Tập Thỏa
Năm 1425, khi bị quân Minh truy đuổi vua Lê Lợi đã ẩn nấp an toàn trong hốc cây cổ thụ là một cây thị rỗng ruột tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Dù đã hơn 700 năm tuổi, bị rỗng ruột nhưng cây thị vẫn xanh tốt, trĩu quả, có mùi thơm ngọt ngào.
 
 
 
 
00:01:44
 
 

Clip: Cây thị rỗng ruột cứu vua Lê Lợi hơn 700 năm tuổi, ở thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) vẫn sai quả, thịt quả rất thơm ngon.

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 1.

Cây cổ thụ là cây thị hơn 700 tuổi tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 700 năm tuổi, gắn với câu chuyện lịch sử về chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 2.

Dưới gốc thị, người dân địa phương lập đền thờ, đặt tên là "gốc thị sử tích" hay còn gọi là "cây thị ăn thề". Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 3.

Bia đá chỉ rõ gốc thị là chứng tích của một lời tuyên thệ quyết tâm đánh đuổi giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 4.

Thân cây thị cao khoảng 25m, tán rộng 30m, chu vi gốc gần 13m, thân thon nhỏ dần lên ngọn. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 5.

Trải qua hơn 700 năm, lớp vỏ cây cổ thụ ở Hà Tĩnh có nhiều khối u, đường gân sần sùi. Thân cây thị cổ thụ có phần được khoét rỗng ruột, cao khoảng 5m, có thể chứa được 4-5 người trưởng thành ẩn nấp được. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 6.

Sử sách ghi lại, có lần bại trận, bị giặc Minh truy đuổi, Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ) đã tìm thấy và ẩn nấp trong hốc của cây thị cổ tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nghi ngờ ông ẩn phía trong, giặc liên tiếp dùng giáo xỉa vào cây khiến ông bị thương phải nén đau xé áo băng bó. Đàn chó săn của giặc mang theo cũng liên tục sủa, cắn vào da thịt Lê Lợi. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 7.

 

Bất ngờ, trong hốc cây thị có con cáo trắng chạy ra đánh lạc hướng giặc và đàn chó săn. Nhờ vậy, mà Lê Lợi thoát nạn, từ đó thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn nhớ ơn đến đất và con người nơi đây. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 8.

Theo các cụ cao niên kể lại, năm 1425 tại vùng núi huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) có ông Nguyễn Tuấn Thiện đứng lên làm thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn khởi nghĩa. Biết tin, Lê Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết nghĩa anh em. Sau đó cả hai cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề dưới gốc thị cổ, thể hiện quyết tâm cùng nhau đánh giặc ngoại xâm. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 9.

Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Tuấn Thiện được phong là khai quốc công thần. Người dân địa phương từ đó về sau gọi tên cây là "Gốc thị sử tích" hay "Cây thị ăn thề" và lưu truyền câu thơ về giai thoại lịch sử này: "Cắt tóc, giết ngựa trắng/ Dưới gốc thị thề nguyền/ Nguyện đồng tâm đồng chí/ Phá giặc xây cơ đồ". Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 10.

Phần thân ở dưới gốc cây rỗng, tương truyền vua Lê Lợi đã đứng trong đây để trốn địch. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 11.

Cây có đường kính khoảng 12m, gốc sần sùi, rêu và nhiều loại cây leo bám xung quanh thân. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 12.

Ông Uông Trung Hòa (trú tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn) cho biết: "Tuy lớn tuổi nhưng cây thị luôn xanh tốt, sai quả. Chất lượng quả thị được đánh giá cao, có trọng lượng lớn, vàng chín mọng và có mùi thơm ngào ngạt, đặc biệt hơn so với nhiều giống thị khác. Cây thị cổ này rất thiêng nên thường xuyên người dân trong vùng đến thắp hương, cầu mong sức khỏe, gia đạo bình an". Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 13.

Ngày 29/5/2023, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ra Quyết định 114/QĐ-HMTg công nhận cây thị tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa (Hương Sơn) là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: PV

Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng- Ảnh 14.

Trao đổi với PV Dân việt, ông Bùi Trọng Anh-Cán bộ Văn hóa xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), cho biết: "Từ trước đến nay, người dân địa phương xem cây thị như "báu vật" của làng. Người dân trong xã luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của cây thị. Hàng năm chính quyền địa phương và bà con tổ chức các buổi lễ và thắp hương tại bàn thờ, xung quanh gốc cây thị". Ảnh: PV

https://danviet.vn/mot-cay-co-thu-700-nam-tuoi-o-ha-tinh-tung-cuu-vua-le-thai-to-nay-van-xanh-um-qua-thom-khap-lang-20240128195515038.htm

 


  Các Tin khác
  + Nghệ An: Lễ hội Làng Sen năm 2025 sẽ khai mạc vào tối 15/5 (08/05/2025)
  + 48 giờ khám phá thành phố Vinh (05/05/2025)
  + Ký ức hào hùng của thầy giáo xứ Nghệ tham gia giải phóng miền Nam (02/05/2025)
  + Nghệ An: Quê Bác đón hàng vạn du khách về thăm dịp lễ 30/4- 1/5 (02/05/2025)
  + Cờ Tổ quốc rực sắc đỏ điểm tô các tuyến đường miền biển Nghệ An (02/05/2025)
  + Những đóng góp thầm lặng của Công an Nghệ An trong đại thắng mùa Xuân 1975 (29/04/2025)
  + Cận cảnh 2 bộ xương voi khổng lồ mang thông điệp ý nghĩa ở VQG Pù Mát (29/04/2025)
  + Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, tỉnh Nghệ An: nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Tư lịch sử (26/04/2025)
  + Tưởng niệm 71 năm ngày mất bà Nguyễn Thị Thanh – Người chị cả giàu khí phách của Chủ tịch Hồ Chí Minh (23/04/2025)
  + “Thổi hồn” đương đại vào di tích xứ Nghệ (20/03/2025)
  + Nghệ An: Độc đáo lễ hội tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu (16/03/2025)
  + Nữ chiến sĩ biên phòng gây ấn tượng khi cùng chồng biểu diễn khí công (09/03/2025)
  + Vị tướng nào của QĐND Việt Nam là hậu duệ danh tướng nhà Trần, được toàn quân ngưỡng mộ? (01/03/2025)
  + Khai hội Đền Vạn - Cửa Rào năm 2025 (19/02/2025)
  + Nhộn nhịp “làng nghề” chế biến cá cơm (17/02/2025)
  + Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao tại lễ hội Đền Cờn năm 2025 (17/02/2025)
  + Khám phá những ngôi nhà xây bằng sò mỏ ở làng biển Diễn Châu (04/02/2025)
  + Ký ức về những cái Tết xưa tại vùng quê Nghệ An (29/01/2025)
  + Không khí Xuân ngập tràn bản làng vùng cao Nghệ An (24/01/2025)
  + Trang trọng Lễ giỗ Bà Hoàng Thị Loan lần thứ 124 (24/01/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 9
Total: 69960330

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July